Đàn Bầu – Tinh hoa nhạc cụ dân tộc Việt Nam 13/07/2017

Cây Đàn Bầu Việt Nam từ lâu đã là “Ông Hoàng” trong bộ tộc nhạc cụ truyền thống dân tộc, mà ngày nay được hoàn thiện hơn để cùng với sự nâng cao hơn hẳn về nghệ thuật biểu diễn, đã trở thành một đại diện tiêu biểu của đặc sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập thế giới. Nếu violon được ngợi ca là “Nữ hoàng” trong nhạc cụ phương Tây thì……

Tiếng Đàn Bầu như chợt nâng dậy và xôn xao những tiếng tơ đồng thật dịu dàng mà cũng thật đọng lắng – cứ như thanh âm ngọt ngào, sắc màu nền nã, dung dị của chốn “hương đồng gió nội”, có cả chút “buồn xa vắng” trong “hơi gió thoảng” nơi quê nhà. Một không gian êm dịu, mộc mạc và cũng rất đỗi thanh nhã.

Cung đàn một dây nhiều âm thanh – cung bậc nhất, là cung Đàn Bầu. Tiếng đàn, tiếng tơ, tiếng sấm, tiếng sét, tiếng não nề, thánh thót, tưng bừng, nức nở….đều có và chứa ở sợi dây đàn thanh mảnh ấy. Thánh thót, du dương, ngân nga, chỉ một sợi dây. Sầm sập, réo rắt, tưng bừng, rền rĩ….cũng một sợi ấy.

Nguyên tắc thẩm mỹ của Đàn Bầu Việt Nam là “Đàn một dây. Những bồi âm”. Nếu đánh mất một trong hai đặc điểm bản chất này, thì không còn là Đàn Bầu độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Đàn Bầu Việt Nam tạo ra bồi âm bằng cách kích thích sợi dây đúng ngay các nút dao động và độ cao của các bồi âm lại thay đổi theo bàn tay trái ấn trên cần đàn, làm cho sức căng của dây thay đổi như trên dây Đàn Bầu. Đàn Bầu Việt Nam có những nét độc đáo đó, từ đời trước truyền đến đời sau, đã mang “tính dân tộc Việt Nam”. Đàn Bầu có âm lượng rộng khoảng 4 quãng, mỗi quãng có tám nốt.

Để tạo ra được một cây đàn tốt, người làm đàn phải rất công phu trong việc lựa chọn chất liệu. Cây đàn phải hội tụ hai yếu tố “mặt ngô, thành trắc”, có nghĩa là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung còn gọi là vòi đàn được làm từ sừng trâu. Bầu đàn lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Cần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn óng, mượt. Mặt đàn với thớ gỗ óng ả, khi kết hợp với cộng hưởng sẽ tạo ra âm thanh vang và trong. Đàn còn được trang trí bằng nhiều hoa văn và khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân.

Nghệ sĩ ND Hoàng Anh Tú bên chiếc đàn Bầu độc đáo của mình với hình dáng Rồng

Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của Đàn Bầu, hòa quyện với tâm hồn với tầm lòng của người nghệ sĩ đã tạo nên những vần điệu chất chứa thâm tình, quyến rũ độc đáo đến như vậy….gần với âm điệu của người Việt.

Kết hợp Đàn Bầu và các loại đàn khác: “bầu – tranh – sáo” có mặt trong….

Chuyển sự độc đáo của Đàn Bầu cha ông để lại thì một tài sản vô giá, độc nhất vô nhị và không gìthay đổi được. Đó là “âm bồi” đẹp lạ lùng, và hệ thống âm “nốt” luôn nằm trên các vị trí cố định: chính giữa (1/2) chiều dài dây đàn rồi 1/3, ¼, 1/5, 1/6, 1/7, 1/8. Kỹ thuật chơi đàn cũng phong phú hơn, đáng kể là sáng tạo thêm que gẩy ngắn, cách gẩy hai chiều, nhanh hơn.

Giọt Đàn Bầu trong vắt làm mê hoặc lòng người. Tiếng Đàn Bầu không dồn dập mà khoan nhặt như giọt mưa thu thánh thót ngoài hiên. Bài hát “Đất nước” (Tạ Hữu Yên) : “Đất nước tôi thon thả giọt Đàn Bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi. Hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về. Mình mẹ lặng im”

Nếu Nhật Bản tự hào có đàn tranh Koto thì Việt Nam đâu kém cạnh với Đàn Bầu. Nhưng nếu NB đã đem tiếng đàn của mình vươn khỏi tầm quốc gia thì nhạc cụ truyền thống Việt “ĐB” vẫn còn là một ẩn số ngay cả với công chúng trong nước.

Giai điệu Đàn Bầu không ủy mị và không làm nên số phận của con người. Có lẽ Đàn Bầu không là loại nhạc cụ biểu diễn phụ thuộc vào cảm xúc của người nghệ sĩ nhiều nhất. Tâm trạng của nghệ sĩ buồn thì tiếng đàn trở nên ai oán, sầu cảm, nhưng nếu tâm trạng vui thì tiếng đàn sẽ trong sáng và tươi vui.

 

 

 

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?