Đề xuất xây dựng hình tượng Hoàng Đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. 09/06/2017

Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753 – 1792) được đánh giá là vị Hoàng đế – danh tướng bất bại, với những chiến công hiển hách. Ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người trực tiếp cầm quân đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Mãn Thanh từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.

Yêu cầu cấp thiết

Hình tượng Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ được nhiều tổ chức, chính quyền địa phương và người dân trong cả nước dựng tượng, đền thờ. Tuy số lượng nhiều, nhưng các bức tượng hầu hết chưa có tính thống nhất về ngoại hình, chân dung, nên dễ dẫn đến nhầm lẫn với những tượng anh hùng dân tộc, danh nhân khác. Với quan niệm có phần khác biệt ở hai miền Nam Bắc về diện mạo, trang phục của hoàng đế Quang Trung cần thiết phải xây dựng hình tượng ông phù hợp với sự thật lịch sử và hòa hợp với quan niệm đã hình thành lâu nay. Dựa trên cơ sở những bức tượng được lựa chọn trong cả nước, phải đưa ra một hình mẫu chuẩn xác, đẹp về tạo hình mà vẫn thể hiện được tinh thần, cốt cách của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Những yêu cầu này hội tụ đầy đủ ở tác phẩm: Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ tại Gò Đống Đa – Hà Nội. Tác giả là PGS. Họa sĩ, nhà điêu khắc Vương Học Báo. Ông đã lựa chọn tạo hình Hoàng đế Quang Trung với trang phục giản dị: áo vải, đầu vấn khăn, dáng đứng oai nghiêm. Một tay nắm chặt đốc kiếm, tay kia cầm vạt áo bào, chân phải bước lên phía trước, khuôn mặt nhìn thẳng đầy kiên nghị. Tác phẩm thể hiện dáng vóc oai vệ, dũng mãnh của một võ tướng, nhưng thần thái của pho tượng, từ nếp áo lẫn tư thế và đặc biệt chân dung của nhân vật lại toát ra cốt cách của bậc anh hùng, tuy giản dị nhưng đầy sức mạnh nội tâm.

Tượng Hoàng Đế Quang Trung được giới chuyên môn đánh là là bức tượng đẹp nhất về hình tượng vị Anh hùng Áo vải được đặt tại Gò Đống Đa, thành phố Hà Nội, mùng 5 tháng giêng hàng năm tại nơi đây vẫn diễn ra lễ kỉ niệm đánh thắng 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, hình tượng vị anh hùng Áo vải đã được nhà điêu khắc Vương Học Báo thể hiện đã đi vào lòng công chúng thủ đô. Và đây cũng là lần đầu tiên tác giả chính thức tham gia khi cùng với đội ngũ chuyên môn của Circle Group thực hiện việc thu nhỏ mẫu tượng trên với mong muốn đưa hình tượng đến với công chúng gần hơn.

Sự lựa chọn về tạo hình giản dị của tượng Hoàng đế Quang Trung đối với nhà điêu khắc Vương Học Báo là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với hình ảnh từ xưa tới nay của vị Hoàng đế này trong lòng người dân Việt. Tuy không là tên gọi danh chính ngôn thuận, cũng chẳng thấy sử sách nào ghi, nhưng đối với người Việt Nam, Hoàng đế Quang Trung luôn là một vị anh hùng dân tộc –  vị vua áo vải cờ đào với những chiến công lẫy lừng sống mãi trong tiềm thức nhiều thế hệ.

 

Triển khai: Hội Quán Di Sản.

Thực hiện: Điêu khắc vòng tròn và các cộng sự.

Sở hữu và phát hành: Cirlce Group

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?