Đồ thờ của ta (2) 24/09/2017

ĐỒ THỜ CỔ

Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố

Ở mấy tỉnh Bắc Kỳ, như Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Yên, cùng máy tỉnh Trung Kỳ, như Thanh Hóa, Quảng Bình, có những gò đống người mình thường cho là chỗ người Tàu để của. Tục truyền rằng: trong đời Bắc thuộc, quan Tàu sang ta, lúc về bị vua Tàu sai người khám, hễ thấy có vàng bạc thì bắt tội, vì thế những bọn tham quan ô lại tìm cách trôn của, để con cháu sang lấy. Của ấy họ đúc thành vàng cả, chôn xuống một cái hầm xây kiên cố lắm. Người ta lại đồn rằng: họ mua một người con gái, cho ăn mặc rõ đẹp, ít lâu cho ngậm sâm, gắn chám đường vào miệng, rồi đưa xuống dưới ngai vàng, làm bủa yểm và đọc thần chú, tin rằng: người ấy sống được 100 ngày thì thành thần, giữ kho vàng, cho nên tục ngữ của ta vẫn có câu: “làm thần giữ của”. Người dặn bảo rằng: tinh khí của vàng sẽ làm cho thần ấy thiêng. Họ lại làm một quyển gia phả để cho con cháu, cứ theo lời dặn và giấu tích trong gia phả mà sang lấy của. Nghe người ta nói lại rằng: “Hễ hô thần sai lời trong gia phả, thì không lấy được của”. Nhưng đã chôn giấu như thế, sao lại biết được? Tương truyền có người nhà nghèo phải bán con, mẹ dặn với rằng: “Hễ đêm nào nó đem con đi phong trần, thì con đem theo một nắm hột vừng, đi đến đâu thì rắc đến đấy, sau mẹ nhận giấu vừng mọc mà đến, thì con được sống, mà mẹ con cùng được của”. Quả nhiên đào được hầm vàng, khi ấy mới biết người Tàu làm gì cũng bằng vàng, từ ngai vàng sập vàng cho đến quả cau lá giầu, cái bát cái chén đều là vàng cả

Tương truyền như thế, nhưng chính thực ra là mả xây cuốn bằng gạch, chứ không phải là chỗ để của. Nhiều hòn to thớ, chạm cầm quy, hồi văn, miếng chám đủ kiểu; trong không có tiểu, không có xương. Vì thế có người cho là chỗ ấy Tàu đã lấy của đi rồi, nhưng không phải thế, thỉnh thoảng cũng thấy còn giấu tích, như ở Lạc Ý thuộc tỉnh Vĩnh Yên người ta còn thấy dưới đất cái bệ để kê quan tài, và ở Thanh Hóa có chỗ đào thấy mảnh áo quan. Vả lại, như ở bên Cao Ly không ẩm thấp như ở bên ta, thì còn nhiều vết tích là mả đời xưa.

Trong những mả ấy đào thấu đồ đất, đồ đồng và đồ bạt chai, có chỗ đào thấy gươm sắt, tức là những đồ thờ cổ sẽ kể dưới này. Người ra cho nhũng  mả xây ấy có từ đời Hán, vì thấy có đồng tiền hiệu Vương Mãng (9-22 sau CN) và đồng tiền “Ngũ thù” tức là đồng tiền cũng ngang đời ấy (V.Goloubew, L’age du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam, đăng ở Bulletin de l’Ecole,q XXIX, trang 11)

Các nhà khảo cổ cho các mả ấy xây từ đầu thế kỷ sau Thiên Chúa, cũng có cái xây từ đời Tống, tức là thế kỷ thứ 5 (420-477). Người Tây lại cho những mà ấy là của Tyaay, nhưng có lẽ cũng có cái của ta.

Những đồ đào được phần nhiều là đất nung, ta gọi là đồ gốm, còm nhiều cái hãy còn lành không sứt mẻ hoặc vỡ, nhưng không rõ cách thức bài trí của người xưa ra sao, là vì những người đi tìm của, đào lên chộn xuống làm sai mất cả giấu vết. Cái nào con men thì da vàng vàng, ta gọi là da lươn, có cái màu xanh thẫm, nên biết là về đời Hán, nhưng phần nhiều là mất men, cái thì đất trắng, cái thì đất đỏ, ít cái đất đen.

Có chỗ thấy 5 cái chum liền nhau, có lẽ đựng ngũ cốc (5 giống lúa: theo chữ Tàu là: Đạo, thúc, mạch, thử, tắc), có chỗ thấy 3 cái âu, có lẽ bày tam sinh (trâu, dê, lợn); còn chóe, hũ lọ, chai, bát, đĩa, mâm, chậu, đèn dầu lạc, có cái chạm hoa quả, nhiều thứ và nhiều kiểu lắm. Thứ to nhất là cái nhà bằng đất (cũng như nhà minh khi bằng giấy: ở Nghi vệ tỉnh Bắc Ninh, người ta đào được cái nhà còn y nguyên cả, hiện bày ở viện bảo tàng trường Bác Cổ. Nếu kể rõ hình dáng và cách thức thì phải viết một quyển sách giầy mới đủ.

Chỗ nhiều nhất của nước ta, là ở Lạch Trường, huyện Hậu Lộc, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ở vùng ấy còn đến hơn 50 ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ chưa đào hết, cho nên chưa kê cứu được.

Ngày 14-2-1944, tôi đem một ít đồ thờ đào được ở dưới mả, chưa sách nào giảng nghĩa rõ, ra nói chuyện cho người Tây và người ta nghe ở viện Bảo tàng Trường Bác Cổ.

Có thứ chậu đồng chạm hai con cá và hai đồng tiền ngũ thủ (Tự vị Khang Hi; chữ ngũ khắc lối chiện, trông như đồng hồ cát (sa lậu), cho nên người Tây gọi là tiền đồng hồ cát, (sa lậu), có vẽ trong Henri Parmentier, Anciens tombeaux au Tonkin, ở Bulletin de l’E.F.E.O., q. XVII, trang 22).

Hiện nay người ta thường dùng điền cá chép hóa rồng để chúc mừng người thi đỗ: “Bao giờ cá chép hóa rồng, đền ơn cha me ẵm bồng ngày xưa”. Cá chép tên chữ là lý ngư, lại một tên nữa là cá anh vũ Sơn đường lục khảo ký chép rằng: “Long môn ở huyện Mông, châu Gia Hưng, nước An Nam, phát nguyên từ châu Ninh Viễn, tình Vân Nam bên Tàu, đến đây chảy ngang ra giòng sông, giữa chia 3 đường, tiếng nước chẩy mạnh, nghe xa 100 dặm. Bên cạnh có hang sinh ra nhiều cá anh vũ; tương truyền cá ấy hóa rồng, mỗi năm đèn mồng 8 tháng 4, cá lên núi ấy hóa ra rồng, các giống cá khác cũng đều đi ngược dòng nước mà lên, nhưng không bằng cá chép, con nào không hóa rồng được thì chày đầu xầy vẩy, người bản thổ cứ đón ở dưới dòng sông, bắt được vô kể. Từ Bạch Hạc dở xuống thì không có cá ấy. Nước ta từ khi Sĩ Vương đem thi thư dạy dân, lấy văn chương chọn học trò, đến Đinh, Lê, Lý, học giỏi bơi mới có phát đạt, đến Trần Thái Tông mới đặt tâm giáp thi học trò, sau gọi là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, lại có chia ra khinh trạng nguyên, trại trạng nguyên. Người bấy giờ cho những người thi đỗ như cá chép hóa rồng, câu ca dao trên kia là lời kí vọng” (Dịch theo, Việt Nam Phong sử, số sách Bác Cổ A B 320, tờ 46 b và 47 a).

Việt Nam Phong sử cho Long môn là Vạn Pha bây giờ. Đại Nam nhất thống chí, (q.13, tờ 21 a) cũng có chép: “ Suối Vũ Môn ở khe núi thứ hai núi Khai Trướng thuộc huyện Hương Khê, nước chảy ba đợt, đến vài trăm dặm trông như một tấm lụa chăng. Mỗi năm cứ đến mông 8 tháng 4, mây mù đen kịt, tương truyền cá hóa rồng ở đấy, đến ngày ấy những người đánh cá cùng bảo nhau, không được để đó và lưới ở hạ lưu” nên ta lại có câu ca dao rằng : “Mồng bốn cá đi ăn thề, mồng tám cá về cá vượt Vũ Môn” để làm chứng cho câu chuyện cá hóa rồng.

Người sống dùng điển tích cá để xưng tụng nhau như thế còn đến đào được ở dưới mả, tức là dùng về người đã mất rồi, thì ban nãy tôi vừa nói chưa quyển sách nào giảng giải nghĩa kỹ càng. Nay, tôi lấy một vài điển tích về con cá con chim và con gương, dẫn giải ra đây để độc giả nhàn lãm.

Hiện phía nam huyện Gia Tường nước Tàu, có một ngôi mộ, tên là mộ Vũ Lương, người ta đào được những mảnh có chữ như sau này chép và dịch trong quyển Edouard Chavannes, Mission archeologique dans la Chine seplentrio nale, q.1, La sculpture a l’epoque trang 171-174): “Bạch ngư, Vũ Vương độ mạnh tân trung lưu, nhập Vũ Vương Chu”, nghĩa là: “cá trắng khi Vũ Vương sang đò bến Mạnh Tân đến giữa dòng thì cá nhẩy vào thuyền vua”. Do điển tích khi Vũ Vương đi đánh nhà Ân, sang đò Mạnh Tân, đi đến giữa dòng, có con cá trắng nhẩy vào trong thuyền Vũ Vương; các trắng tức là nhà Ân, vì nhà Ân dùng sắc trắng, nhẩy vào thuyền Vũ Vương tức là giang sơn nhà Ân về tay Vũ Vương, Vũ Vương là vua đầu tiên của nhà Chu. Người ta sở dĩ viết vào trong mộ như thế, tức là khen người nằm trong mộ có công lao gây dựng cơ đồ.

Lại có câu: “Tỵ mục ngư,Vương giả đức cập u ẩn, tắc hiện”, nghĩa là: “Ông vua nào có đức khắp, được đến chỗ u ẩn, thì cá tỵ mục mới hiện ra” ý nói ông vua nào có đức sáng suốt thấu được đến chỗ u ẩn của dân, thì cá ấy hóa ra, tức là một điềm tốt. Người ta sở dĩ viết vào trong mộ, là khen người nằm trong mộ có đức tính thông minh sáng suốt.

Lại còn có cái lò có chạm con cá, cá ở dưới nước tức là thủy, lò để đốt lửa tức là hỏa; người ta chạm như thế, là theo nghĩa “thủy hỏa ký tế” ở trong Kinh Dịch, nước hay thấm xuống, lửa hay bốc lên, trên dưới vừa phải, gọi là ký tế (Nhật giảng kinh dịch, q.14, tờ 27 b).

Thỉnh thoảng lại có đào thấy trong mả ở Lạch Trường có con chim bằng đất nung hay bằng đồng; có lẽ con chim ở đầu cái gậy, lâu ngày thì gậy nát mất, chỉ còn con chim. Vì có điển tích như sau này: “Đời Hậu Hán, người nào tuổi 70, được vua ban cho gậy ngọc, đầu gậy chạm con chim bồ câu (cưu); loài bồ câu ăn uống không bao giờ nghẹn, sở dĩ cho gậy chạm chim bồ câu, là mong cho người già ấy ăn uống không nghẹn. ( Từ nguyên, quyển Hợi, trang 66, dẫn Hậu Hán Thư), Từ nguyên lại dẫn Thủy Kinh Chú  chép rằng: “Khi Cao Tổ đánh nhau với Hạng Vũ, Cao Tổ chốn trong bụi dậm, có chim bồ câu đậu trên bụi dâm và kêu, những quân đuổi theo cho là trong bụi dâm không có người, (nếu có người thì sao lại có chim đậu), vì thế Cao Tổ được thoát chết; sau Cao Tổ được làm vua, làm thứ gậy trên đầu chạm chim bồ câu để giúp đỡ người giả cả. Sau người ta làm gậy có chim bồ câu để chôn, để tỏ ý cho người ta biết rằng người nằm trong một ấy thọ được 70 tuổi.

Mả đàn bà thường có gương, do điển tích trong Kinh Lễ, người con gái thờ cha mẹ…sáng dậy súc miệng chải đầu,…tay trái cầm khăn lau, con dao, đá mài, cái trâm nhỏ và cái gương bằng đồng để lấy lửa (kim toại). Nhưng không phải chỉ đàn bà mới dùng gương, chính đàn ông cũng có khi dùng gương, do điển tích như sau này: “mùa thu tháng 7, năm thứ 21 đời Chu (672 trước TC), vua đi tuần chú đất Quân, Quắc Công vì vua làm cung ở đất bạn, vua cho đất Tửu Tuyền, Trịnh Bá làm tiệc dâng vua. Vua lấy thắt lưng có gương (bàn giám) của hậu phi đem cho. Quắc Công xin đồ, vua cho cái chén, từ bấy giờ Trịnh Bá mới ghét vua”. (Nhật giảng Xuân Thu, q.12, tờ 4 a và 4 b). Từ nguyên (Tuất, 199) chú thích “bán giám là thắt lưng lớn có đeo gương để trang sức. Nay những mọi phương Tây cũng thắt lưng như thế, tức là theo lỗi phục sức đời xưa”. Cứ như vậy, thì mả đàn ông cũng có gương. Thứ gương ấy không phải là tráng thủy gương như gường bây giờ, làm bằng đồng mà chạm trổ đẹp lắm, nhiều cái rất có giá trị, người Nhật đã làm riêng một bộ sách nói về gương, như bộ Toàn ốc Thanh Thưởng(Sen oku SeiSho), Di khí bộ, Kinh Giám bộ. Viện Bảo tàng trường Bác Cổ cũng có vài chục cái gương kiểu ấy, bầy thành từng tủ kính.

Còn đồ thờ khác ở trong mả, thì nhiều cái chưa biết rõ, như cái bếp lò, ta đừng tưởng chỉ dùng làm bếp mà thôi, cũng là đồ thờ đấy; vì bếp lò có hai nghĩa: Một là chuyện thần tiên có câu “ Đắc thuần đan lư hỏa chi phương” nghĩa là đọc được cái phép đun lửa luyện thuốc tiên, hai là có chữ “lư hỏa thuần thanh” nghĩa là lửa lò thuần thanh ý nói công việc đã viên mãn. Người ta đem bếp lò chôn vào mả, là có ý khen người chết đã được lên tiên, và khen người ấy học hành, đức hạnh đều viên mãn.

Nồi, xanh, chảo, cũng là đồ thờ, có chữ nho khắc ở ngôi mộ cổ bên Tàu, đại ý nói: kiềng ba chân, không cần dóm lửa tự nhiên xôi, ngũ vị tự nhiên chín.

Ngày xưa bên viễn đông có tục những người làm chúa 1 phương được dùng trống cho thêm oai, Quảng Châu Phủ chí (1.6, tờ 2 b chép rằng: Năm “Kiến An thứ 15 (210) vua Hán ban chiếu đại ý nói: Châu Giao xa cách ở ngoài biên cương, sứ thần cầm cờ tiêu coi cả 7 quận, các quận đều được dùng trống và thổi còi cho việc trấn trị được nghiêm trọng”. Những người làm tướng đi đánh giặc được dùng trống đề hiệu lệnh ba quân. Vì thế, nên đào thấy mả nào có trống, thì biết ngay là mả của một vị quan to hoặc người làm tướng. Hiện nay các đình thờ thành hoàng ở hương thôn, đều có trống, nghĩa là các bậc thành hoàng ấy phần nhiều là những ông đánh đông dẹp bắc có công với dân, cho nên đám rước mà dùng trống là để tưởng tượng lúc sinh thời của các vị ấy đi hành hạttrong dân gian hoặc đi đánh giặc. Khi tế lễ mà dùng trống là tưởng tượng lúc các vị ấy thành công dở về ăn mừng khao quân.

Đây là nói về cái trống, còn về cái đỉnh và vạc hay chảo và xanh do điển tích sau này: Đỉnh là một thứ cổ khí, ba chân hai tai, làm bằng kim, cách thức lớn nhỏ khác nhau, nên dùng ra việc cũng không giống nhau. Nguyên vua Vũ nhà Hạ thu loài kim trong chín châu đúc thành 9 cái đỉnh, đến nhà Thương dời đến ấp Thương, nhà Chu dời đến ấp Lạc, đời tam đại cho là của báu “truyền quốc”, cho nên về sau người nào được nước gọi là “định đỉnh”. Đời xưa lại lấy ba chân đỉnh ví chức tam công nên dùng chữ đỉnh để gọi chức tể tướng. – nại là thứ đỉnh rất lớn, tiếng ta gọi là vạc, đỉnh và nại là hai thứ nấu đồ ăn uống đời xưa dùng chữ “Hòa canh” để ví người chấp chính, nhân thế gọi là chức tể tướng là đỉnh nại (Từ nguyên, Hợi, tr.128 và 129, và Tý, tr.94)

Hoạch là một thứ chảo để nấu đồ ăn (Từ nguyên) Tuất, 63) Chu Lễ (q.1, tờ 32 a) chua: Hoạch để nấu thịt và cả dấm. nấu chín thì múc sang đỉnh, tiếng ta gọi hoạch là cái chảo Chu Lễ có câu: “Phanh nhân chưởng công đỉnh hoạch…” (Chức Phanh nhân, coi về việc đỉnh hoạch).

Xanh chữ Tàu là đang. Đời Đường Cao Tổ có Tiết Đại Đỉnh là thứ sử Hạo Châu, Trinh Đức Bản ở Doanh Châu và Giả Kinh Gi ở Ký Châu, 3 người đều có tiếng làm quan giỏi, người Hà Bắc gọi là “Đang cước thứ sử” (thứ sử chân xanh), vì cái xanh có 3 chân (Từ nguyên, Tuất. 63 dẫn Đường Thu)

Có những điển tích ấy nên đào thấy ở mả có đỉnh, vạc, chảo, xanh, thì biết ngay rằng: những người nằm đấy đề là những quan to hoặc những quan có tiếng tốt.

Xem như thế thì biết người đời xưa chôn đồ dưới mả đều có ý nghĩa cả. Như điển con cá, người sống dùng để mừng thi đỗ, thấy dưới mộ thì là người có công gây dựng cơ đồ, hoặc đức tính thông minh (về điển con cá dùng làm đồ thờ dưới mộ, ngoài sách Tàu dẫn kỳ trước, nên xem những sách tây sau này: Ed. Chavannes, La sculpiure à l’epoquedes Han, trang 53, 59, 78, 85, 86, 99, hình 1218, 1223, 1224, 1226, 1246, 1250, v.v.; C. Henize, Le poisson comme symbole de fecondite dans la Chine ancienne; O. Janse, Briques et objest, ceramiques funeraires de l’epoque Han, tranh 24-28 và 30); H. Breuil và R. de Saint Perrier, Les poissons, les batraciens et les reptiles dans l’art quaternaire, trong bộ Archives de l’Institul de paleoniologie humaine, v.v.)

Tạc hình con chim trong mộ là biểu hiện người sống đến bảy tám mươi tuổi (điển dẫn ở Hậu Hán thư). Mả đàn bà phần nhiều có gương đồng: theo sự tích vua nhà Chu lấy dây lưng có gương của hậu phi ban cho Trinh Bá, thì mả đàn ông có khi cũng có gương đồng (điển dẫn trong Xuân thu Tả Truyện, Tch’ouen Tso tchonan, bản dịch chữ Pháp của ông Fr. S. Couvreur, quyển 1, trang 17b, và Marcel Granet, Danses et legendes de la Chine ancienne, trang 514).

Mả đời xưa không những còn đồ thờ như thế, có khi còn cả trượng người nữa: như vùng Lạch Trường, trong Thanh Hóa, đào được một pho tượng nhỏ, làm bằng đồng, tạc hình người quì, hai tay bưng cái đĩa đèn (?) hai vai và sau lưng cắm ba cành cây bằng đồng, có người bíu, hiện bày ở viện bảo tàng trường Bác Cổ (xem Olov Janse, Ropport preliminaire…, trong Revue des arts asiatiques, q. IX; ở q. VIII tờ tranh 70, có ba pho tượng ở bài S. Elisseeff,  Les motifs des bronzes chinois; ông O Janse đã viết một hai bài về pho tượng Lạch Trường đề là Notes sur un lampoaaire trouve à Lạch Trường et bouddhiques, quyền IV,v.v.).

Hiện nay, Bắc kỳ có tượng người quì còn dùng làm đồ thờ cổ có đền vua Lý, vua Trần  và vua Lê, hoặc các mả đời xưa: ta thường gọi là “ông Phỗng”. Trung kỳ thì từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra cũng có tạc Ông Phỗng. Những Ông Phỗng ấy có đền dùng để cắm hương, có đền đưng rượu, có đền chỉ để quỳ hai bên hương án, có đền lại để hẳn lên trên hương án, như gian thờ Long Thần ở chùa Tứ tổng thuộc Đại Lý Hà Nội. Có nơi đúc bằng đồng, có nơi tạc bằng gỗ, có nơi nặn bằng đất, rồi sơn đen, nên người Tây gọi là Hắc Đế (ông sắc đen, le prince noir).

Có lẽ tiếng “phỗng” ở chữ nho đọc trạnh ra: một là chữ “phủng” (tiếng Trung kỳ đọc là “bổng”nghĩa là bưng hoặc dâng, vì phần nhiều tạc ông phỗng hai tay bưng để dâng lên; – hai là ở chữ “phù” nghĩa là bắt sống; hai bên đánh nhau, bắt sống được người bên địch gọi là phù, bây giờ gọi là tù binh. Có sự tích vua Lý bất sống được người Chiêm Thành như sau này (Khâm Định Việt sử, chính biên, q. 3 tờ 10 a và 10 b) : “Năm Giáp Thân (1044) là năm thứ 3 hiệu Minh Đạo đời Lý Thái Tông, vua Lý thân đi đánh Chiêm Thành, chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), bắt sống được hơn năm nghìn tướng sĩ đem về. Tháng 9 năm ấy (1044) vua Lý làm lễ cáo tiệp (bản tin thắng trận) ở thái miếu, vua ngự điệu Thiên An. Quần thần dâng những người bắt sống được của Chiêm Thành, hơn năm nghìn. Vua ban chiếu cho những người ấy đến ở trấn Vĩnh Khang (nay huyện Vĩnh Hòa, tình Nghệ An) và Đăng Châu (nay phủ Quy Hòa, tình Hưng Hóa) được đặt ra từng làng, từng ấp, theo tên hiệu của Chiêm Thành.

Xưa nay ta vẫn tin rằng Ông Phỗng là điển tích vua Lý bắt sống người Chiêm Thành, nên người Tây thường gọi những pho tượng ấy là là tù binh Chiêm Thành. Chính thực ra thì những ngôi mả xây từ đời Hán tức là thế kỷ thứ nhất, cũng đã có tạo hình người quì và dâng đồ lễ cho Tây Vương Mẫu (in trong quyển Ed. Cha-vannes des Han, trang 78), tranh 26 hình 47; về sự tích Tây Vương Mẫu làm thần ôn dịch, xem quyển Marcel Granet, La civilisation chinoise, trang 151-155).

Người Chiêm Thành cũng có tạc tượng đá, đầu đội mũ vua, cũng quì xuống, cũng bụng phệ, hai tay hình như chìa ra, nhưng gãy mất, chưa tìm thấy, nên không rõ hai tay chập lại, hay có bưng vật gì; hiện pho tượng ấy bày ở viện bảo tàng Louis Finot và đã in trong quyển Henri Parmentier, Les sculptareschames au Musee de Tourane (tờ tranh XXX): ông Parmencho pho tượng ấy làm từ thế kỷ thứ chín hay thứ mười sau TC.

Người Cao Miên, người Xiêm cũng tạ hình người quì như ông phỗng, nhưng dùng để cắm nến (ở bảo tàng Louis Finot có hai pho, số D 32, 54 và D 32,59), không để đứng hầu chỗ thờ như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Xem như thế thì nước ta dùng “ông phỗng” làm đồ thờ đã lâu lắm, có lẽ từ thế kỷ thứ nhất, tức là từ hồi Bắc thuộc: chứng cớ ở trong pho tượng cổ, bằng đồng hoặc đất, đào được ở Thanh Hóa và Đại La. Vậy thì cỗi gốc chữ “phỗng” có lẽ gồm cả nghĩa “phủng” là bưng hay tai, và nghĩa “phù” là tù binh, theo điển vua Lý bắt quân Chiêm Thành; ai chữ cũng đọc trạnh ra là “phỗng”.

Ấy những đồ đào thấy ở mả xưa, đại khái như thế, còn nhiều cái chưa biết gọi tên là gì, mà nghĩa ra sao, phải khảo cứu lấy mới hiểu được.

Những đồ thờ cổ ở các đền chùa cũng thế. Như ở chùa Keo thuộc Thái Bình, cso đôi lọ lộc bình cổ; ở chùa khác có cây đèn, cây nên, ống hương, ống hoa,v.v. bằng sứ hoặc bằng đồng, nhiều cái trông có vẻ mỹ thuật lắm. Hiện trường Bác Cổ có mua được hai cái độc bìnhhay cây đèn, dùng để cắm nến thắp đèn không rõ, men Bát Tràng, cao gần một thước tây, bên cạnh có khắc hai dòng chữ nho: “Diên thành vạn vạn niên chi tam, lục nguyệt nhị thập tứ nhật. Hoàng ngưu tạo”, nghĩa là đồ thờ ấy “tên Hoàng Ngưu hoặc hiệu Hoàng Ngưu làm ngày 24 tháng 6 năm thứ 3 hiệu Diên Thành”, Diên Thành là niên hiệu nhà Mạc năm thứ 3 là năm 1580. Lại hai dòng nữa khắc chữ “Cầm Giàng huyện, Nghĩa Lư xã tự điền” v.v. nghĩa là đồ thờ của xã Nghĩa Lư, huyện Cầm Giàng v.v. Đồ Bát Tràng mà giữ được đến 360 năm, kể cũng đã cổ.

Đồ thờ bằng đồng để ở Văn Miếu Hà Nội, xét ra cũng cổ lắm; chỉ để ngày tế xuân thu mới bày ra, ít người được xem. Tôi theo sách tàu, (như quyển Văn Miếu bị khảo, quyển Văn Miếu tự điển khảo) kể những đồ thờ chính như sau này:

Có mười cái thường dùng chữ tàu gọi là “Tông miếu di khí”, đều hiểu nhà Chu (1122-225 trước TC)

1- Chu Khanghầu đỉnh: Khang hầu nghĩa là nước được yên thịnh. Đỉnh hình vuông, dưới bốn chân, hai tai, nắp cũng có hai tao và chỏm, đặt lên trên kệ bằng gỗ.

            2- Chu Hy tôn: Hình như cái hũ, để đựng rượu tế tự, gọi là tôn; làm hình con trâu, trên lưng đục lỗ hổng, để vừa cái tôn. Bắt đầu có từ đời Chu, để ở nội phủ nhà Thanh đời Hiền Long (1736-1795) ban đầu làm đồ riêng ở miếu Khuyết Lý (Khuyết Lý là nơi dạy học của Đức Khổng), sau làm đồ tế ở các văn miếu.

3- Chu nội ngôn dậu: Dậu là cái hũ đựng rượu tế, khi dâng lễ xong lấy ruwouj ở cái dậu rót ra cái tôn, rồi để xuống cái điếm để giâng thần, ngoài nắp lại có cái nắp to nữa trùm xuống tận vai.

4- Chu Hỷ thủ lôi: Hình như chum con, trạm vẻ mây đen (vân lôi) nên gọi là lôi; hai vai làm hình đầu dê, cạnh làm hình đầu lợn, nên gọi là hy thủ (đầu loài hy).

5- Chu lôi văn hồ: Hồ để đựng rượu, hình như quả bầu, chạm vẽ triện hồi văn (văn) và mây (lôi) nên gọi là lôi văn. Ta thường có câu: “Bầu rượu túi thơ”, bầu rượu tức là chữ hồ này.

6- Chu Thiệu trọng phủ: Phủ là mâm vuông bằng gỗ, dưới chân quì, trên nắp đậy, xung quanh chạm hồi văn và hổ phù (do chữ phạm là rahuđầu con kỳ lân bay sư tử, tiếng nôm  thường gọi là mặt nạ (chữ tàu gọi là thao thiết), đầu các con giống. Có lẽ cái phủ ấy có từ Thiệu bá đời Chu.

7-Chu minh quỷ: Quỷ là mâm tròn bằng gỗ, hình cũng như cái phủ mà tròn, dưới chân trên nắp, xung quanh chạm vẽ cũng như cái phủ.

8- Chu tử tước: Tước là đồ đựng rượu, khi tế lễ rót rượu ở cái tôn ra cái tước để dâng lên, miệng loe ra, có ba chân, ở cạnh có chạm chữ tử lối triện cổ.

9- Chu lôi văn cô: Cô là cái bình đựng rượu, hai đầu loe ra, giữa thắt lại, to gấp ba cái tước, lục lăng (sáu cạnh), bát giác (tám góc), đủ kiểu, khi tế rót rượu vào tước dâng lên, xong rồi chứa vào cái cô. Lôi văn là chạm vẽ triện hồi văn (văn) và mây (lôi), cổ khí của nhà Chu, nên gọi là Chu lôi văn. Để ở nội phủ nhà Thanh, ban cho dùng ở Quốc Tử Giám.

10- Chu tố tẩy: nghĩa đen từng ch, Chu là nhà Chu, tố là sạch, tẩy là rửa; trông hình vẽ như cái chậu, có lẽ kiểu chậu ấy từ nhà Chu, dùng để rửa sạch trước khi tế.

Ngoài mười cái di khi ấy (tức là đồ thờ thường để), lại có bốn cái dùng trong khi vua thân đến tế văn miếu là những cái sau này:

11-Tước, là chén rót rượu cúng – 2, Thuộc, dùng để múc canh; tiếng nôm ta gọi là thìa, lớn hơn gọi là môi – 3,để thắp hương hoặc đốt trầm; trong lưu có cái hương khảo. Khảo nghĩa đen là dựa nhau, ở đây là cái giá cắm nén hương. -4, Hương hạp là hộp đựng hương.

Những đồ trần thiết ở chính diện, thì như sau này: Trên hết ba cái chén men sứ trắng; ngay chén giữa, ra phía ngoài, bày một cái bát lớn đựng canh suông (thải canh), chữ tàu gọi là dăng; hình như cái âu mà có chân có nắp, làm bằng đất nung hoặc bằng đồng (ở nhà quê gọi là cái âu đựng nước luộc); hai bên cạnh có hai cái liễn đựng canh đã pha mắm muối (hòa canh), chữ tàu gọi là bình giống cái phạnta đơm cơm bây giờ; bốn xung quanh: một bên hai cái phủ, một bên hai cái quỷ; Quỷ là khay tròn có tay cầm, có chân có nắp, làm bằng gỗ hoặc đồng, nhưng phần nhiều đan bằng tre, dùng để đựng lúa thử, lúa tắc, trong khi tế; phủ là khay vuông có tay cầm, có chân có nắp, làm bằng gỗ hoặc đồng, dùng để đựng lúa đạo, lúa lương. Bốn khay cơm và ba âu canh đặt vào một cái mâm vuông, chữ tàu gọi là phỉ (nhà quê ta gọi là mâm vỉ), dài ba thước tàu (1m08), rộng một thước tàu (0m36), cao sáu tấc (0m,216) chân cao ba tấc (0m,108).

Hai bên mâm vỉ, một bên mười cái biên và một bên mười cái đậu: biên đan bằng nan, hình như cái bát, có chậu cao hơn than bát và có nắp đậy, để đựng các thứ nem hươu, gỏi cá, các thứ quả và các thứ bánh. Đậu cũng cao và to, bằng biên (ta thường gọi là đài) làm bằng gỗ rồi sơn vẽ, hoặc có khi chạm mộc rồi sơn sau dùng để đựng các thứ gia vị trong khi tế, như tương, mắm, muối, giấm, gừng,v.v.

Phía trước mâm vỉ có một tấm lụa trắng. Bên ngoài có một cái mâm sà bày tam sinh (trâu, dê, lợn); bên cạnh có một cái thớt dùng để thái thịt trong khi tế, chữ tàu gọi là trở. Ngoài cùng bày là một cái hương án, trên hương án bày tam sự ngũ sự tùy ý, giữa bày lư hương, hai bên hai cây đèn hoặc nến. Hai bên cạnh hương án nhỏ đề ba hũ rượu có một cái khăn để phủ, chữ tàu gọi là mịch, khăn ấy giữa thêu rồng, xung quanh thêu triện.

Cạnh hương án về phía tây có bày cái bàn để đặt văn tế, chữ tàu gọi là chúc án (án để chúc văn, trong văn tế dùng lời chúc tụng nên gọi là chúc văn). Bài chúc văn ấy khi tế dán vào một cái bảng, cao độ ba mươi phân tây, hai đầu trên nguýt góc, dưới chân làm hai đầu rồng, một mặt chạm long vân, còn mặt bỏ không để dán chúc sơn văn, sơn son thiếp vàng, chữ tàu gọi là chúc bản.

Dưới gậm hương án có bày một cái “điếm”, làm bằng đất, vuông hình chữ nhật: điếm là đồ trần thiết khi yến hưởng đời xưa; hiến tước xong úp tước vào đấy. Cái lư hương ở trên hương án trông hình dáng khác cái lư hương khi vua thân ngự làm lễ; lại có một cái kỷ để đặt lư hương.

Hai bên ngoài tôn trác (bàn để hũ rượu) bày hai cái giá chậu, chữ tàu gọi là hối giá (cái giá để rửa mặt), trên giá có đặt thau rửa, chữ tàu gọi là quán bàn (chậu để rửa; ta gọi là quán tẩy). Trên hương án để ống hoa (hoa bình), cây nến (chúc đài), cây đèn (đăng). Hương án có nhiều kiểu, một kiểu làm bốn chân thẳng xuống, trên mặt phẳng, chữ tàu gọi là bình đầu án, một kiểu làm bốn chân quỳ có hai vai nguýt góe, trên bốn góc lại có bốn cái tai gọi là kiều thủ án (án ngửng đầu), án đề chúc bản gọi là chúc bản án, án để hũ rượu gọi là tửu tôn án, hai án này theo kiểu bìnhđầu (bằng đầu).

Ngoài sân lại có cây đèn thật cao, chữ tàu gọi là lộ đăng (đèn ngoài đường).

Đấy là đồ trần thiết ở chính điện, còn ở tứ phối, thập triết, tiên hiền, tiên nho thì đại khái cũng như thế, chỉ khác ở chỗ theo bậc mà giảm, thí dụ: Chính điện thờ Đức Khổng, thì mười cái biên mười cái đậu, đến bàn thờ tứ phối thì tám cái biên tám cái đậu, mà bàn thờ tiên hiền tiên nho thì chỉ còn bốn cái biên, bốn cái đậu.

Giá vẽ được từng thứ một như quyển Văn Miếu tư điền khảo mà tôi dịch trên này, hay là in được những hình ảnh của trường Bác Cổ mà tôi đã cho nhiều hôm diễn thuyết ở viện Bảo tàng, thì bài này không đến nỗi khô khan buồn tẻ. Nhưng tôi thiết nghĩ rằng: Nước ta là “ lễ nghĩa chi bang” mà đạo Khổng lại là gốc lễ nghĩa, cho nên kể tỉ mỉ vụn vặt như thế, độc giả cũng hiểu ngay là muốn bảo tồn cổ điển. Trải mấy nghìn năm, đã bao phen đánh bắc dẹp nam, thế mà vẫn sinh tồn vĩnh viễn, vẫn cạnh tranh trên bán đảo này, không bị tiêu diệt như dân Chiêm Thành, vì cái cội rễ luân lýcủa thánh hiền đã bám sâu vào trí não từ đời Sĩ Vương, nên kể đến đồ thờ cổ tựa như trông thấy hình thức mà nhớ đến tinh thần của các bậc tiền bối.

    Tạp chí Tri Tân số 187, 6.Avril.1944

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?