Quá trình thu thập tài liệu xây dựng Dự án Danh tướng Việt Nam. 09/06/2017

Từ maket ban đầu, thông qua buổi ra mắt diễn ra tại bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam (25-08-2013) lắng nghe ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, điều chỉnh lại cho phù hợp hơn, lần đầu tiên hình tượng Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt được tạo hình, có thể khẳng định ông là danh tướng bậc nhất của Hà Thành.

Dự án là một thách thức rất lớn, bởi đây là những nhân vật lịch sử, đã đi vào sử sách, quá trình chuẩn bị tư liệu, tổng hợp và rà soát các công tác từ việc biên tập, trình bày, thuyết minh và xác lập các tổ phụ trách chuyên môn, phục vụ tiếp cận các nhà văn hóa, ngoại giao, quân đội, nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật, kỹ sư (triển khai khuôn mẫu) họa sĩ tạo hình, điêu khắc và đơn vị tổ chức… với sự kết hợp chặt chẽ của các tổ nhóm, sự linh hoạt của các thành viên và sự tham gia nhiệt tình của tất cả các đối tượng từ những người thực hiện đến khách mời…

Sự khác biệt CỰC LỚN của dự án đó là không có sự hỗ trợ về mặt kinh phí của bất cứ tổ chức nào, toàn bộ là nguồn kinh phí tự túc của các thành viên tham gia và thực hiện trên tinh thần tự nguyện, nhưng được đánh giá đã đem lại sự ảnh hưởng đến cộng đồng. Từng bước những vật phẩm của dự án đã đi vào đời sống, đóng góp thiết thực trong việc gìn giữ và phát huy tinh thần yêu nước và thúc đẩy niềm tự hào dân tộc.

     

Với cương vị là thứ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch, nhưng về đêm nhà điêu khắc Vương Duy Biên vẫn cùng đội ngũ chuyên môn thực hiện việc phục dựng, điều chỉnh và thu nhỏ phiên bản Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn, mặc dù công tác thường xuyên, nhưng khi về đến nhà ông vẫn tranh thủ tham gia, thậm trí nhiều hôm làm việc đến 3, 4 giờ sáng. Phải chăng sức mạnh và tinh thần của đức Thánh Trần đã khích lệ sự hăng say quên cả thời gian. Điều hiếm thấy ở một chính khách xứ Việt.

PGS, Nhà giáo, nhà điêu khắc Vương Học Báo đã tham gia cùng với các cộng sự của dự án triển khai khẩn trương mẫu tượng thu nhỏ của mình, ông cũng khẳng định nếu không có dự án này thì ông cũng không có cơ hội thực hiện việc thu nhỏ trên, mặc dù nhiều lần ông muốn làm điều đó, tinh thần làm việc nghiêm túc và khoa học đã khiến cho vị trưởng khoa điêu khắc trường mỹ thuật Hà Nội tham gia và thực hiện hăng say ” Cảm xúc lại ùa về như những ngày đầu tiên đặt những khối đất để tạo hình hình tượng Hoàng Đế Quang Trung” đó là lời chia sẻ của ông.

Thực hiện những nhân vật đã đi vào lịch sử Việt Nam thực sự là một vấn đề khó, trải qua thời gian, việc tra cứu tư liệu chỉ củng cố một đôi phần nào đó, đặc biệt về lĩnh vực hội họa xưa không được gìn giữ, những đặc tính nhân vật về hình ảnh, tính cách nếu có cũng chỉ được diễn tả khái lược và không cụ thể. Hình tượng Tổng tư lệnh – Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất may mắn là nhân vật có tư liệu dồi dào, nhưng một thách thức cực lớn đó là ÔNG LÀ MỘT TƯỢNG ĐÀI VIỆT NAM, cuộc đời cống hiến của ông cho đất nước kéo dài, mỗi giai đoạn lịch sử cận đại ông là một phần viết nên, hình tượng của ông trải dài và rộng từ thủa thiếu niên đến lúc về trời luôn là điểm nhấn rất dễ nhận biết, làm giống ông đã khó, nhưng lột tả tinh thần, cốt cách của ông thì thực sự không đơn giản, khi tiếp xúc với các trợ lý, cộng sự, hay những nhân vật từng làm việc hoặc được gặp Đại tướng mỗi người đều có một cảm nhận khác nhau, trước khi Đại tướng bước vào con đường binh nghiệp ông là một thày giáo dạy sử, rồi ông chính là người viết lên lịch sử, ông còn là một nhà văn hóa, nhà khoa học… trên lĩnh vực nào ông cũng thể hiện vai trò xuất sắc và là tấm gương cho nhiều thế hệ.

“MỘT CHÂN ÔNG ĐÃ ĐẶT VÀO LỊCH SỬ

MỘT CHÂN CÒN VƯƠNG VẤN VỚI MÙA THU”

Thượng tướng VS Nguyễn Huy Hiệu tự hào là người học trò của Đại tướng, trong nhiều năm tướng Hiệu vinh dự được gặp và làm việc với Tổng tư lệnh, do đó tình cảm và những cảm xúc của tướng Hiệu là cơ sở cho việc củng cố thêm tư liệu về hình tượng người anh Cả của quân đội Việt Nam. Bên cạnh tướng Hiệu (bên phải) là cựu chiến binh Phạm Hùng (một cựu chiến binh đặc biệt nhất mà những người thực hiện dự án được gặp) lúc còn trong quân ngũ ông là nỗi khiếp sợ của các phi công bởi đơn giản ông là thợ săn máy bay, trực tiếp và gián tiếp ông và đồng đội đã hạ hàng chục máy bay địch, đồng thời ông còn là con của vị tướng huyền thoại (người duy nhất đề xuất với Tổng tư lệnh  chuyển sang phương án ĐÁNH CHẬM ĐÁNH CHẮC trong chiến dịch Điện Biên Phủ – trung tướng Phạm Kiệt) tạm gác cuộc đời binh nghiệp vị chiến sĩ Phạm Hùng hoạt động cực năng động trên mặt trận văn hóa, đến lúc này ông đang sở hữu một kho tư liệu ảnh, những thước phim tư liệu khổng lồ, và là tổng đạo diễn của nhiều chương trình chi ân về người lính, mặc dù tuổi đã ngoài 80 nhưng tinh thần và khả năng làm việc của ông thực sự là tấm gương cho thế hệ trẻ, chúng tôi thường gọi thân mật ông Phạm Hùng là “người đàn ông không tuổi”. Ông cũng chính là cầu nối để đưa hình tượng vị Tổng tư lệnh đến với bạn bè quốc tế bằng khả năng và uy tín của ông.

Đại tá Nguyễn Bội Giong (năm nay đã 94 tuổi) cực kì minh mẫn và linh hoạt, từng là đặc phái viên của bộ tổng tham mưu được điều lên hỗ trợ và nắm bắt tình hình Điện Biên Phủ, đồng thời ông còn là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại, là một trong số ít những người được Tổng tư lệnh và gia đình Đại tướng tin tưởng. Có rất nhiều thông tin giá trị và ý nghĩa của ông đã giúp chúng tôi hiểu rõ về quá trình và những đóng góp to lớn của vị Tổng tư lệnh Huyền thoại. “Anh Văn” đó là câu nói của Đại tá Nguyễn Bội Giong mỗi khi nhắc đến vị chỉ huy thân thiết.

Nhà báo, nhà từ thiện Laydy Bonton (người Mỹ) là một trường hợp hiếm hoi bởi sự đóng góp của bà cho mối quan hệ Việt Nam & Mỹ, ngay cả trong thời kỳ căng thẳng nhất của hai quốc gia, bà Laydy Bonton vẫn đứng về phía Việt Nam, tham gia trực tiếp và hỗ trợ nhiều mặt cho nhân dân Việt Nam, cuộc đời của bà chỉ nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng tư lệnh, là một người ngoại quốc, với khả năng của một nhà hoạt động báo chí, đồng thời là người thường xuyên được gặp và làm việc với Tổng tư lệnh nên bà rất hiểu và nắm rõ tính cách và thần thái của Đại tướng, bà có đóng góp khá quan trọng cho dự án và một thông tin cực giá trị bà là đồng tác giả (cùng với Trung tướng Phạm Hồng Cư) cuốn sách thời niên thiếu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi tư liệu của nước ngoài được bà tìm cách trợ giúp bằng mối quan hệ và nghiệp vụ của bà, đồng thời là người phụ trách chuyển sang tiếng Anh để hình ảnh vị Tổng tư lệnh đến với bạn bè quốc tế.

GS, VS, AHLĐ Vũ Khiêu kể lại: “Tôi được gần gũi với đồng chí Võ Nguyên Giáp cách đây gần 60 năm. Từ ngày tôi là Giám đốc thông tin ở Việt Bắc, thường hay qua lại chỗ Bác Hồ và cũng có nhiều lần gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp ở gần đó. Và từ đó mối quan hệ giữa ông với Đại tướng vẫn được duy trì, điều đó để lại cho GS Vũ Khiêu về một Anh Văn rất đời thường, giản dị. Với những tình cảm sâu sắc đó về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã tặng Đại tướng câu đối: “Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm” (Một vế nghĩa là võ công ghi vào sử đất nước, công lao của đồng chí về mặt quân sự sẽ tồn tại mãi mãi. Vế kia là đạo đức và văn chương của đồng chí trùm lên lòng người).

Người trợ lý đến giây phút cuối cùng – Đại tá Nguyễn Huyên, hơn 40 năm làm việc tại Văn phòng Đại tướng, tham gia vào việc hỗ trợ các công việc nên rất hiểu và nhớ những gì người anh Cả chỉ bảo, ông là những người đóng góp tích cực nhất cho quá trình tìm hiểu và củng cố tư liệu cho những người thực hiện dự án.

Người lính thầm lặng – Đại tá Trịnh Nguyên Huân, bởi ông rât ít nói, trong 1 chuyến đi thăm trường sỹ quan Đại tướng đã nhìn ra khí chất của Đại tá Huân, sau chuyến đi đó, Đại tá Huân được điều về làm trợ lý cho Đại tướng phụ trách mảng khoa học, gần 40 năm làm việc tại văn phòng Đại tướng Đại tá Huyên là niềm ủy thác tin cậy của Đại tướng trong rất nhiều sự kiện quan trọng, bên trái (người đeo máy ảnh) và nhà báo, nhà nhiếp ảnh Trần Định – là đồng hương của Đại tướng vào một dịp tình cờ ông được gặp Đại tướng rồi sau đó ông Định có cơ hội gần gũi với Đại tướng và gia đình, điều đó đã tạo cho nhà nhiếp ảnh Trần Định có được một kho tàng ảnh chân dung về Đại tướng, đây cũng chính là một trong những nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi thực hiện dự án này.

Sinh thời Tổng tư lệnh là chủ tịch Danh dự của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vì thế trong nhiều năm với cương vị là Phó chủ tịch hội, Tổng thư kí hội, nhà sử học Dương Trung Quốc nhiều lần được tiếp xúc và làm việc với Đại tướng, nhà sử học là một nhân chứng cung cấp cho dự án nhiều tư liệu, thông tin, hình ảnh quý về vị Tổng tư lệnh, đồng thời nhà sử học Dương Trung Quốc còn tham gia dự án với tư cách là nhà tư vấn chuyên môn, hỗ trợ tối đa cho dự án những việc làm hết sức thiết thực.

Đại tá – nhà nhiếp ảnh Trần Hồng, cũng như nhà báo Trần Định, Đại tá Trần Hồng là phóng viên ảnh báo Quân Đội vì thế ông có rất nhiều cơ hội được tiếp cận và chụp hình Đại tướng, hơn 30 năm được chụp Đại tướng, Đại tá Trần Hồng có một kho tư liệu đồ sộ về Đại tướng, Đại tá Trần Hồng tham gia dự án với tư cách là cố vấn hình ảnh và cung cấp nhiều tư liệu giá trị.
Đây là một trong số ít tư liệu về hình ảnh căn phòng lịch sử, bởi đây chính là phòng khách thuộc tư gia tại 30 Hoàng Diệu, nơi đây ghi lại dấu ấn của cuộc sống của vị Tổng tư lệnh kể từ khi từ chiến khu về, cũng tại căn phòng này, rất nhiều chính khách quốc tế và trong nước, nhiều nhân vật lịch sử và những vấn đề quan trọng đã được diễn ra tại đây. Và chính tại nơi này, giờ đây là vị trí đặt linh vị của Tổng tư lệnh (Một trong nhiều chuyến thăm và làm việc với gia đình đại tướng trong quá trình triển khai dự án)

Trong căn phòng làm việc của bà Laydy Bonton là bức chân dung khổ lớn hình ảnh vị Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam, đây là bức chân dung được ghép bằng hơn 9000 con tem được thực hiện bởi họa sĩ Nguyễn Minh sau nhiều năm sưu tầm ảnh tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp,và hoàn thành đầu năm 2011 được đặt trang trọng tại nơi làm việc của bà. Đây cũng là sự thể hiện tình cảm trân trọng của bà đối với vị tướng huyền thoại.

Nhà văn Mai Linh đang hồi tưởng và vẽ lại chân dung Đại tướng, bởi ông cũng là một trong số những người được tiếp cận Đại tướng, đó cũng chính là sự đa sắc thái trong dự án, bởi cảm nhận của nhà văn đối với Đại tướng sẽ đem lại cảm xúc khác, hay nói chính xác đó là khoảng khắc giữa đời với đời, bởi khi tiếp xúc với các nhà văn cách nói chuyện của Đại tướng sẽ có cung bậc khác với việc tiếp xúc với quân đội. Một góc nhìn khác đem lại một cảm thụ khác.   

Gặp gỡ, chia sẻ và lắng nghe về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng được diễn ra nhiều lần trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, mỗi không gian, căn phòng là một kỉ niệm (ảnh những chuyến đến thăm gia đình tại căn phòng tầng 2 – từng là phòng nghỉ của Đại tướng)

Với mỗi người, mỗi lĩnh vực có dịp tiếp xúc với Đại tướng đều để lại những dấu ấn, những kỉ niệm đặc biệt, đối với họ đó vừa là vinh dự và chính điều đó đã giúp cho những người thực hiện dự án có nhiều góc nhiều hơn về hình ảnh vị học trò ưu tú của chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh chụp trong một dịp nói về Đại tướng)   

VS, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và Đại tá Trần Hồng đang ngồi chia sẻ lại những khoảnh khắc, kỉ niệm về Đại tướng (ngoài đời 2 người là đồng niên, và chơi với nhau từ rất lâu) nên tình cảm của 2 vị vượt lên quy phạm trong quân đội.

     Không thể không nhắc đến Thống đốc ngân hàng ảnh văn nghệ sĩ – nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán (áo kẻ), với tư cách là phóng viên của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, ông không nhiều lần tiếp xúc với Đại tướng, nhưng bằng tài năng và sự nhạy bén của người cầm máy, nên ông đã có những bức ảnh để đời về Đại tướng (chúng tôi sẽ có dịp giới thiệu về nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán và những bức ảnh của ông khi chụp Đại tướng trong một bài viết chuyên biệt)

Phóng viên chiến trường – Ishikawa Bunyo  là tác giả bức chân dung nổi tiếng “CHÀO ĐỒNG BÀO TÔI ĐI” được cộng đồng mạng xã hội Việt Nam sử dụng trong sự kiện Đại tướng VỀ TRỜI, đồng thời chân dung bức ảnh này lại vô tình được những người thực hiện dự án sử dụng làm hình ảnh chính của huy hiệu đầu tiên về Đại tướng, thật may thay trong dịp kỉ niệm 40 năm thống nhất đất nước chúng tôi có dịp gặp ông Ishikawa Bunyo tại thành phố Hồ Chí Minh, khi ông sang Việt Nam tham dự cuộc triển lãm ảnh về những khoảnh khắc cuối cùng của tháng 4 lịch sử, bởi ông chính là tác giả cuốn sách ảnh nổi tiếng ” CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA ẢNH” đây là cuốn sách ảnh đầy đủ và được thực hiện bằng màu từ năm 1978 nhìn về cuộc chiến từ 2 miền Bắc – Nam. Thật hạnh phúc chúng tôi được ông cho phép và ủy quyền sử dụng hình ảnh của ông chụp Đại tướng trong lãnh thổ Việt Nam( phía sau chân dung ông là 2 tác phẩm nổi tiếng của ông chụp Đại tướng trong buổi gặp Đại tướng đầu tiên tại sân bay Gia Lâm vào năm 1973), nói thêm về tính hấp dẫn và giá trị của cuốn sách ảnh đó bởi được thực hiện tại Nhật và phát hành thành 2 thứ tiếng (Viêt& Nhật) dưới sự hỗ trợ của đảng cộng sản Nhật đã tặng cho Việt Nam cuốn sách ảnh quý giá đó, vì lý do nào đó đến nay cuốn sách ảnh rât khó kiếm, nếu có thì không được nguyên vẹn, hiếm đến mức chỉ có 1 cuốn còn nguyên vẹn tại bảo tàng Di tích chiến tranh tại Tp Hồ Chí Minh (nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3) ngay cả bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam cũng không có, điều đó chứng tỏ độ hiếm của cuốn sách ảnh đến nhường nào?

Nhà nghiên cứu độc lập Tai Odaka, từng là lưu học sinh tại Việt Nam, từng làm việc tại đại sứ Quán Nhật bản tại Việt Nam, hiện nay anh Tai Odaka đã trở về Nhật để công tác trong nghành giáo dục, nhưng bằng tình yêu Việt Nam, hàng năm anh dành nhiều thời gian quay trở lại xứ sở nhiệt đới để tiếp tục nghiên cứu những dự án của anh đang theo đuổi, anh cũng là một trong những giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật để giúp họ tìm hiểu về Việt Nam, anh là cầu nối và giúp đỡ chúng tôi có được sự chấp thuận của ông Phóng viên chiến trường – Ishikawa Bunyo đồng ý cho phép sử dụng bức ảnh nổi tiếng “Chào đồng bào tôi đi” và nhiều năm qua anh âm thầm giúp đỡ chúng tôi nhiều thông tin và những tư liệu, hiện vật quý giá để góp phần vào củng cố và hoàn thiện dự án. Thay mặt những người thực hiện dự án xin gửi đến anh lời CẢM ƠN chân thành nhất và mong rằng mối quan hệ của 2 quốc gia Việt – Nhật ngày càng mật thiết và bền vững.

Không gian, thời gian, địa điểm không bị gò bó, bằng khả năng từ chuyên môn, sự nhạy cảm về cảm xúc và tình cảm mãnh liệt về vị Tổng tư lệnh là nguồn động lực lớn lao để thúc đẩy sự sáng tạo không mệt mỏi của đội ngũ các họa sỹ, nhà điêu khắc, và rất nhiều các cộng sư khác. Điều đặc biệt của dự án Danh tướng Việt Nam là sự chia sẻ, cố vấn, tham mưu và củng cố chuyên môn là các thế hệ lớn tuổi, hoặc những người gầng gũi với Đại tướng nhưng thực hiện trực tiếp lại là những người “trẻ” họ là những cá nhân xuất sắc với sự vững chắc về chuyên môn, thông qua rèn luyệ từ công việc đủ để trưởng thành và chính họ góp phần quan trọng tạo dựng TINH THẦN, HỒN CỐT của dự án. Một dự án quá khó và đầy thách thức, những đóng góp của họ mặc dù chưa phản ảnh hết giá trị và thỏa mãn được phần lớn công chúng, nhưng chúng ta cũng phải khách quan ghi nhận những thành quả lao động hết mình vì lòng tự hào dân tộc và bằng bàn tay và tư duy của những người mong muốn góp phần làm đẹp diện mạo của mỹ thuật đương đại. Tất cả vì TỰ NGUYỆN đó là điều HIẾM và ĐÁNG QUÝ biết bao. 

Là học trò của GS Đặng Thị Bích Hà (phu nhân Tổng tư lệnh) nhà sử học Lê Văn Lan có rất nhiều kỉ niệm về gia đình Đại tướng và nhiều đóng góp tích cực dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực cổ sử. Hiếm có một dự án nào lại thu hút sự quan tâm đông đảo của mọi tầng lớp đến như thế.

Một nhà ngoại giao, một chính khách, anh Antonio (người Tây Ban Nha) là tùy viên thương mại của Liên minh Châu Âu, với 1 nhiệm kì 4 năm làm việc tại Việt Nam và từng làm việc tại nhiều quốc gia đã giúp anh có nhiều thông tin và góc nhìn của báo chí quốc tế viết về Đại tướng, và trong thời gian làm việc ở Việt Nam được đến và nói chuyện với gia đình Đại tướng là một kỉ niệm cực kì quý đối với anh, chính anh cũng hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin do anh sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau về Đại tướng.   

Hình ảnh buổi đầu tiên đến thăm gia đình Đại tướng và được ngồi nói chuyện trên căn phòng từng là nơi nghỉ ngơi của Đại tướng là một kỉ niệm đẹp đối với những cộng sự tham gia dự án. Và còn rất nhiều, rất nhiều những nhân vật đã từng làm việc, tiếp xúc và có nhiều kỉ niệm đối với Đại tướng mà chúng tôi may mắn được tiếp xúc nhưng không thể liệt kê ra hết, ngay cả trong sự kiện trọng đại của cùng của Đại tướng chúng tôi may mắn được gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người từng có thời gian làm việc với Đại tướng giúp chúng tôi củng cố và xây dựng được kho tư liệu khá hoàn chỉnh về hình ảnh về vị Tổng tư lệnh huyền thoại, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe đến những người đã cùng Đại tướng đóng góp sức và trí tuệ phục vụ đất nước.

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?