Quá trình tạo hình tượng Tổng tư lệnh – Đại tướng Võ Nguyên Giáp 19/06/2017

HÌNH TƯỢNG ĐẠI TƯỚNG NHÂN DÂN

Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

“ Nếu không có chiến tranh, tôi là một thầy giáo”

Học trò ưu tú, xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Huyền thoại trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng trong niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh mẫu mực về một tấm gương sáng của thế hệ thanh niên Việt Nam.

Hình ảnh một nhà giáo, Giáo sư Sử học tận tâm với thế hệ trẻ.

Dưới con mắt của các cộng sự và bạn bè quốc tế Đại tướng Võ Nguyên Giáp là:

“Người Đại tướng hoàn toàn tận tụy với nhân dân và đất nước”

http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/bong-da-trong-nuoc/u19-viet-nam-duoc-nhan-huy-hieu-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2893792.html

Đại tướng đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết “Chiến tranh Nhân dân”, với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam.

Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

“Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh”.

   Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là : “Tư lệnh của tư lệnh, Chính uỷ của chính uỷ“.

Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.”

Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ.

Nếu dân gian có câu: “Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi” thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng. Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt xuất của người Việt.

Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov…, những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh. Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có. Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao… Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử. Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)

Trong suốt thời gian đó [quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại… Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân… là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại. Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam”

Tiêu chí xây dựng hình tượng Tổng tư lệnh – Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hình ảnh Đại tướng được thực hiện:

+ Hình ảnh đặc trưng ANH HÙNG trong tâm thức nhân dân Việt Nam và bạn bè khắp thế giới .

+ Chân dung một NHÂN CÁCH vĩ đại.

+ Một BIỂU TƯỢNG của dân tộc Việt Nam.

+ Hình tượng TOÀN THÂN một thiên tài kiệt xuất của nhân loại.

Câu nói nổi tiếng:

“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước!”

Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

“Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”

“Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”

“Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.”

“Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”

“Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”

Quá trình thực hiện dự án chúng tôi được sự ủng hộ từ phía gia đình Đại tướng, qua đó văn phòng Đại tướng, rất nhiều những cộng sự của Đại tướng, và được sự ủng hộ cung câp tư liệu ảnh từ nguồn ảnh dồi dào của Đại tá Trần Khuông (ông chụp Đại tướng từ những năm 70 – 80) Đại tá Trần Hồng, nhà nhiếp ảnh Trần Định, nhà nhiếp ảnh Trần Tuấn, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán, các nguồn ảnh từ các phóng viên ảnh nước ngoài, và nhiều nguồn ảnh của các tổ chức cá nhân. Qua đó chúng tôi có được tư liệu khái quát cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.

Dấu ấn 103 năm của Đại tướng với quá nhiều giai đoạn lịch sử, dấu ấn mỗi giai đoạn là một dòng chảy của lịch sử cận đại Việt Nam, chúng tôi thống nhất sử dụng dòng thời gian “ngược” đó là nghiên cứu khai thác hình tượng giai đoạn ông lúc lớn tuổi bởi giai đoạn này thế hệ sinh sau chiến tranh nhận biết Đại tướng rõ nét hơn, nhưng đó là mốc đầu tiên,bởi qua đó chúng tôi sẽ ngược lại quá khứ để tìm ra một đặc trưng nổi bất nhất. Được sở hữu một kho tư liệu đồ sộ và sự ủng hộ tham gia đông đảo những thân tín của Đại tướng tưởng là dễ nhưng thực sự rất khó khăn. Tạo hình điêu khắc đảm bảo đúng về hình, đạt về khối nhưng phải có thần thái và thể hiện bật lên sự mạnh tiềm ẩn trong đôi mắt hiền từ và luôn nhìn về phía xa.

Điểm đặc biệt về Đại tướng đó là trạng thái và hoàn cảnh từng giai đoạn, trong từng tình huống cụ thể, bởi khi ông tiếp xúc với các quân nhân tinh thần và thái độ của ông sẽ đứng ở khía cạnh của một nhà quân sự, một tư cách của vị Tổng chỉ huy, khi Đại tướng tiếp xúc với đại diện giới tri thức thì ông trao đổi và làm việc với tư cách là một nhà tri thức, đối với giới văn nghệ sĩ thì trạng thái cảm xúc của ông luôn để lại trong lòng những người được gặp gỡ và làm việc một kỉ niệm riêng biệt, sự đa dạng và đa chiều trong mỗi hoàn cảnh, đối tượng và thời điểm đem lại những cảm xúc cho những người từng gặp Đại tướng càng làm gia tăng thách thức đối với đội ngũ sáng tạo bởi làm thế nào toát lên được tinh thần để đại diện mỗi thành phần trong xã hội đều cảm thấy Đại tướng đang chia sẻ, lắng nghe câu chuyện của họ. Thật khó làm sao?

http://m.vovworld.vn/vi-VN/tin-tuc/trien-lam-danh-tuong-viet-nam-qua-tac-pham-nghe-thuat-299510.vov

 

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ra-mat-tuong-4-danh-tuong-viet-nam-2950509.html

http://baochinhphu.vn/Van-hoa/Trien-lam-Danh-tuong-Viet-Nam-qua-tac-pham-nghe-thuat/216691.vgp

Triển khai: Hội Quán Di Sản.

Thực hiện: Điêu khắc vòng tròn và các cộng sự.

Sở hữu: Cirlce Group

Phát hành: Rồng Vàng Thăng Long

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?