Quá trình Việt hóa hình tướng Quan Thế Âm Bồ Tát trong tâm thức người Việt 29/03/2021

Là vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Bắc Tông, đồng thời có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng Phật giáo, nguồn gốc, công hạnh lẫn sự phát triển hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm được các nhà nghiên cứu Phật học, mỹ thuật giới thiệu qua nhiều công trình.

Dưới góc nhìn khảo cứu về mỹ thuật, các học giả phương Tây, phương Đông qua nghiên cứu rồi khái quát toàn diện các hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm qua các nền văn hóa khác nhau. Cần nhắc đến Louis Frédéric với sách Tranh tượng và thần phổ Phật giáo được dịch ra tiếng Việt vào năm 2005. Tác giả dành nhiều trang viết khảo cứu về sự du nhập hình tượng bồ tát ở Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, nhất là ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu văn hóa Phật giáo trước nay đã có nhiều công trình công bố liên quan hoặc độc lập về Bồ tát Quán Thế Âm nhằm giải thích rõ quá trình du nhập, phát triển và niềm kính ngưỡng của người dân đối với bồ tát. Có thể tham khảo sách Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự, Phạm Ngọc Long đã tái bản nhiều lần, sách Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo của Chu Quang Trứ (2012) hoặc công trình chuyên sâu Trí tuệ tạo hình người Việt từ hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay do Đoàn Thị Mỹ Hương (2014) thực hiện công phu để hiểu rõ nguồn gốc hình thành hình tôn tượng, việc thờ cúng trong các chùa lẫn niềm tin của tín đồ, các tác giả đã phân tích bối cảnh sự xuất hiện tượng Quan Âm ở các chùa Bắc bộ, nhất là gắn liền bối cảnh xã hội của cư dân đồng bằng Bắc bộ vào thế kỷ XV và XVI. Bên cạnh đó, sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (2010) đã phân tích rõ nguồn gốc lẫn ý nghĩa của tích truyện Quan Âm Nam Hải ở Việt Nam qua hình tượng Quan Âm Diệu Thiện ở núi Hương Tích. Nhờ đó, chúng ta biết được quá trình Việt hóa Bồ tát Quan Âm trong tâm thức người Việt.

Thông qua việc nhân dân tôn thờ và cầu nguyện, đặt trọn niềm tin tưởng vào vị bồ tát đã cho thấy sự hội nhập lẫn tác động sâu sắc của Phật giáo vào thực hành tín ngưỡng của người dân địa phương trong thời gian qua. Mặt khác, hình tướng Quan Âm qua cách tôn xưng gần gũi của người dân là “Mẹ”, đã trở thành một vị mẫu che chở, giúp đỡ con người, gắn với nhu cầu thiết thực trong cuộc sống của họ là cầu mong mọi việc thuận lợi, kinh tế dồi dào, cuộc sống ngày càng sung túc. Điều này thể hiện xu hướng dân gian hóa tín ngưỡng Quan Âm ở Việt Nam do tính chất dung hợp lẫn sự thâm nhập mạnh mẽ của Phật giáo vào văn hóa Việt Nam trước nay. Phải chăng đây là một xu hướng nổi bật trong sinh hoạt tín ngưỡng của ngư dân với mục đích ổn định tâm lý, vững vàng đối phó với bao thách thức phát sinh mà họ không thể lường trước được? Điều này đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, nếu không nói đến sự mạnh mẽ, để trở thành một sắc thái văn hóa khá nổi bật, độc đáo mang sắc thái Dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa.

Phiên bản Quan âm Hương Tích được tạo tác vào thế kỉ 18 (1793 – Cảnh Thịnh năm thứ hai) là sự lựa chọn của Circlegroup trong việc tiếp bước phát huy tính kế thừa – bản địa hóa hình tượng Phật – Mẫu đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, góp phần gìn giữ những nét đẹp của cha ông.

 

Sưu tầm

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?