Quan Âm Tống Tử hay hình tượng Mẹ Hiền trong văn hóa tín ngưỡng Việt 15/03/2021

Tại Việt Nam, có rất nhiều sự tích xoay quanh về Quan Âm Tống Tử. Hình tượng của Quan Âm Tống Tử giống như một người mẹ hiền từ, đức độ, Người che trở, chỉ lối, cứu độ và giác ngộ cho những người lầm lỗi.

Từ những truyền thuyết được lưu hành, tục thờ Quan Âm Tống Tử trở nên phổ biến. Những gia đình, người phụ nữ hiếm muộn sẽ đốt nhang đèn cầu xin Ngài ban cho một đứa con, những phụ nữ bước vào kì sinh nở sẽ thành tâm cầu xin Ngài ban phước, để họ có thể sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Cũng chính vì vậy, tượng Quan Âm Tống Tử thường xuất hiện đứa trẻ trong lòng hay đứng bên cạnh Ngài. Không chỉ tại các chùa, đình, tu viện, nhiều gia đình còn thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử về thờ tại gia.

Pho tượng Quan Âm Tống Tử chùa Mía – Sơn Tây

Không biết tự bao giờ, người làng Mía thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội vẫn luôn truyền tai nhau hai câu ca dao:

“Nổi danh chùa Mía làng ta

Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm”

Được xây dựng từ thế kỷ 17, chùa Mía nằm ở làng cổ Đường Lâm, từng nổi danh bậc nhất xứ Đoài – vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Tương truyền, chùa được bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), cho xây dựng. Sau khi bà mất, nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà đã tạc tượng đem thờ ở chùa và tôn sùng bà là “Bà chúa Mía”.

Tượng Quan Âm Tống Tử tại chùa Mía

Chùa Mía khá nổi tiếng với số lượng tượng cổ khổng lồ với 287 pho tượng lớn, nhỏ. Nổi bật trong số đó là pho tượng Quan Âm Tống Tử cao 0,76m được điêu khắc bằng gỗ vô cùng tinh xảo.

PGS.TS Trang Thanh Hiền một họa sỹ, một nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng nhận định: “Pho tuợng phật Quan Âm Tống Tử thế kỷ 17 này thực sự khiến tôi ấn tượng. Bức tượng là một tuyệt tác về nghệ thuật tạo hình, tạo cảm xúc khiến mỗi lần chiêm bái tôi không khỏi rung động. Bà là hiện thân cho bà mẹ, phụ nữ Việt Nam cam chịu, tảo tần. Đuờng nét khắc chạm mềm mại, trau chuốt, tinh tế và phúc hậu”.

Bức tượng đã diễn tả một người phụ nữ thùy mị, có duyên, vẻ mặt hơi buồn nhưng rất hiền từ nhân hậu, ẵm một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh. Pho tượng còn thể hiện lòng thương yêu của Bồ tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.

Tượng Quan Âm Tống Tử chế tác từ vốn cổ cha ông

Tiếp tục thực hiện sứ mệnh “Tự hào truyền thống Việt – Tôn vinh bản sắc Việt”, quá trình điền giã, khảo cứu và tham vấn từ nhiều chuyên gia, Circlegroup đã triển khai tạo mẫu và hoàn thành tác phẩm Quan Âm Tống Tử với kích cỡ 28cm. Hơn 2 năm hiệu chỉnh, phiên bản chính thức sẽ được phát hành vào ngày 05.04.2021, trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Circlegroup.

Pho Quan Âm Tống Tử được chế tác và phát hành ngày 05.04.2021 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Circlegroup

Tác phẩm người Mẹ (ẩn ý là Quan Âm Tống Tử) đang tọa trên một bệ đá có hình dáng như một chiếc ngai, mặt tròn đầy trái xoan, dáng đầu nghiêng xoay nhẹ (rất tự nhiên) cổ ba ngấn, mặc áo choàng thụng (trang phục mang phong cách tượng thế kỉ 18), tay trái đang đỡ ngực một tiểu đồng (bé trai), tay phải đỡ phía dưới chân tiểu đồng, chân trái nâng lên cao thuận theo chiều đưa của tay trái và chân phải dựng vuông góc tạo thành dáng tọa (ngồi). Tuân theo phong cách tạc tượng tứ diện, bốn phía đều thể hiện chi tiết cầu kì tinh xảo, phía sau tượng là một chú vẹt đậu trên cành cây, dưới cành cây là một cuổn kinh đặt trên mặt đá. Tượng an tọa trên một phiến đá, phía dưới (mặt trước) là hình ảnh của lá sen, hoa sen đang thời kì khai mở. Hình tướng Quan Âm Tống Tử luôn đi cùng hai nhân vật là Tiên Đồng Ngọc Nữ – hai thị giả của Quan Âm, đồng thời biểu hiện rõ sự ước nguyện của dân chúng cầu mong hạ sinh được cả Trai lẫn Gái ( thể hiện sự cân bằng về âm dương)

Với kích thước rất nhỏ 28cm (hình tướng Quan âm) và 10cm (đối với đôi Tiên đồng – Ngọc nữ) Circlegroup chú trọng nêu bật đường nét đặc trưng của người Việt (mặt tròn đầy, mắt hai mí, sống mũi cao, cằm tròn, cổ 3 ngấn…) nét mặt hiền từ nhân hậu, dịu dàng, đường nét chạm khắc mềm mại, thế ngồi an nhiên dân dã. Bố cục tam giác cân của bộ tượng với Quan âm ở giữa, hai thị giả hai bên, tư thế ôm đứa bé tạo cảm giác lệch nên để cân bằng, phía sau ẩn hiện hình tượng con vẹt và cuốn kinh – tạo nên sự cân đối hài hòa. Circlegroup tự tin thể hiện thành công tác phẩm tín ngưỡng đúng với hình tượng Mẹ Quan Âm nhân từ, luôn phổ độ cho những người phụ nữ mong cầu con cái hoặc mong cầu sinh nở vuông tròn, gần gũi và thân thiện với cộng đồng người Việt.

Tác phẩm tượng Quan Âm Tống Tử có kích thước nhỏ gọn phù hợp trong mọi không gian (nhà ở, phòng thờ, bàn làm việc, quà tặng vật phẩm văn hóa, bài trí trang trí…thể hiện tinh hoa của người Việt. Bộ tượng với nhiều chất liệu: màu Đá, màu Gốm, Mạ Đồng, Đồng, mang đến cho người yêu văn hóa Việt Nam nhiều sự lựa chọn đa dạng phù hợp yêu cầu.

Để sở hữu phiên bản Quan Âm Tống Từ và biết thêm chi tiết về việc phát hành, các bạn yêu văn hóa Việt có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

Hội Quán Di Sản

Địa chỉ:       Tầng 4 – Nhà xuất bản Thế giới – Số 46 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline:       0912 215 973 (Tư vấn bán hàng) – 0913 043 839 (Tư vấn chuyên môn)

Fanpage:   Hội Quán Di Sản: https://www.facebook.com/HoiQuanDiSan/

Rồng Vàng Thăng Long:  https://www.facebook.com/rongvangthanglong/

Website:      http://rongvangthanglong.vn

————————————

* THÔNG TIN THÊM VỀ QUAN ÂM TỐNG TỬ

Có thuyết kể rằng, Quán Âm Tống Tử là một trong những hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài hiện thân trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Ngài là vị Bồ Tát biểu thị cho tinh thần Đại Bi. Hạnh nguyện của Ngài giống với đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác. Vì lí do này, Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng hơn, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa.

Quán Âm Tống Tử là một trong rất nhiều hóa thân của Ngài. Đây cũng là hóa thân nổi tiếng và để lại nhiều sự tích nhất trong dân chúng. Bồ Tát thị hiện tại nhân gian, ban cho những người cầu xin con trai sẽ có được đứa con trai hiếu thảo. Người cầu xin con gái sẽ có người con gái ngoan hiền. Không những thế, Bồ Tát Tống Tử Quán Âm còn cảm hóa ma nữ bảo vệ sự an toàn cho những người phụ nữ trong khi sinh và sau khi sinh được mẹ tròn con vuông.

Ở đất nước ta Bồ Tát Quán Thế Âm trong Kinh Pháp Hoa đã được việt hóa hoàn toàn thành Quan Âm riêng của người Việt, với hai thân pháp: “ Quan Âm Thị Kính ” và “Phật Bà Chùa Hương”. Hai pháp thân Quan Thế Âm người Việt này có chung đặc điểm: Hình ảnh Bồ Tát hóa thân đến cuộc đời và sống trong đời để hóa độ chúng sinh qua biểu tượng một bà mẹ cùng ca ngợi Đức Hiếu và Nhân.

Truyện thơ Quan Âm Thị Kính, khắc họa một tiền kiếp của Quan Âm là chú tiểu Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan nhưng tiểu Kính Tâm lại hết lòng nuôi con Thị Mầu, chu đáo tận tình như con đẻ. Bởi, Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con của mình. Trải qua hai nỗi oan khuất, với “ án giết chồng ”  và “ án chửa hoang ”, nhưng không chút oán hận mà xuất gia sống với lòng từ bi vô hạn khi chú tiểu Kính Tâm nhập cõi Niết Bàn, hiện nguyên vẹn thân nữ,  Phật Tổ Như Lai đã hiện lên chứng cho bà trở thành Phật Quan Âm:

“ Giữa trời một đóa tường vân

Đức Thế Tôn Hiện toàn thân xuống đàn

Vần vần tỏ rạng tường loan

Tràng phan, bảo cái giao hoan âm thầm

Truyền cho nào tiểu Kính Tâm

Thị thăng làm Phật Quan Âm tức thì”.

( Trích truyện Quan Âm Thị Kính )

Bà xuất gia tu đạo Phật, đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, giúp đời cứu người, chữ hiếu chữ nhân đều vẹn toàn. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính xuất hiện phổ biến trong rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc, đó là những pho tượng “ Quan Âm Tống Tử ” – người phụ nữ bế đứa trẻ con:

“Nay bà Thị Kính hóa duyên

Nam mô Phật độ vô biên hằng hà

Hóa thân được cả mẹ cha

Kìa là bạn cũ, nọ là con thơ … ”.

 

* Bài viết tham khảo, tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn

 

Bài viết liên quan: 

Quan Âm Tọa Sơn chùa Hương – Giá trị độc đáo và nổi bật

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?