Thông tin thú về về quá trình thực hiện Đầu Rồng thời Lý. 06/06/2017

Một phần trong hàng trăm công đoạn trong quá trình triển khai ứng dụng thông điệp của tổ tiên vào đời sống đương đại. Những gì còn sót lại trong quá trình khai quật tại Hoàng Thành – Thăng Long hay những địa điểm có dấu tích của Vương triều Lý – Trần phần lớn là vật liệu thứ cấp (gốm, đá, sành sứ) đồng thời trải qua thăng trầm của lịch sử phần nhiều hiện vật không còn được nguyên vẹn. Trong hàng vạn hiện vật được phát lộ, đa phần là những cấu kiện kiến trúc, do đó độ chính xác, đồng đều của mẫu hiện vật không ổn định.

Câu hỏi tại sao?

Với những người làm nghề đều hiểu rằng đồ gốm người xưa khi nung, do nhiệt độ của lò nung phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu đốt (than, củi, rơm rạ…) bản chất quá trình từ đất, công đoạn vuốt, chuốt không đồng đều của các nghệ nhân xưa, sự biến đổi của nhiệt độ trong quá trình nung dẫn đến sự biến dạng hiện vật, mặc dù có nhiều hiện vật cùng ra 1 lò nhưng kiểu dáng bị biến đổi khác nhau do đặc tính kể trên. Là cấu kiện kiến trúc đặt ở vị trí trên mái nóc, vì kèo… của các công trình có vị trí cao (từ 4 đến 5m trở lên) do đó độ tinh tế cũng đôi phần bị xem nhẹ…

Nay Circle Group biến những cấu kiện đó trở thành những vật phẩm mang thông điệp giá trị của tổ tiên. Circle Group ý thức ngay từ công đoạn nghiên cứu mẫu vật, tìm hiểu đặc điểm chung, đưa về tiêu chí cụ thể, lập phác đồ tạo hình, tìm dáng, khối và đặc điểm cốt lõi của hiện vật. Sau đó tiến hành thể nghiệm trên máy tính, mỗi kích thước sẽ có những tiêu chí đảm bảo sự cân bằng về thị giác, sau đó tiến hành thực hiện trên mẫu đất.

Circle Group áp dụng khoa học kỹ thuật (chụp, scan, quét 3D…) các hiện vật gốc nhưng khi thực hiện thì sử dụng kỹ thuật của bàn tay và tư duy cảm thụ trí tuệ của các kỹ thuật viên, nhằm đem đến một vật phẩm có tinh thần, có hồn cốt, trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được phân chia đảm bảo phát huy hết thế mạnh của những người tham gia. Bắt dáng tổng thể là những người nắm rõ hiểu về đặc tính vật phẩm, đi vào chi tiết là sự tỉ mỉ và nhẹ nhàng – công việc này rất hợp với phái nữ, sự kết hợp linh hoạt đã đem lại kết quả đầy thú vị.

Từng công đoạn, từng chi tiết đều được cẩn trọng và chi tiết, việc tạo mẫu không chỉ dừng lại ở công đoạn lên hình, tạo khối, nảy chi tiết, mà luôn luôn có sự trao đổi và đối chiếu với những hiện vật tương đồng, bởi công đoạn cuối cùng sau khi hoàn thiện chính là Nền chất liệu. Mỗi chất liệu sẽ có một  “ngôn ngữ” khác nhau, màu sắc cũng chi phối đến kết quả… tất cả là phần hậu kỳ, nhưng con người âm thầm và lặng lẽ làm tốt nhất công việc của mình nhằm đem lại một vật phẩm tốt nhất.

Bất cứ vật phẩm nào của Circle Group tạo ra đều tuân thủ mọi quy phạm, đồng thời tạo dựng ra một chuẩn mực, mẫu vật phẩm đều có dấu ấn và vị trí thương hiệu được đặt trong đó một cách khéo léo nhằm đem lại một giá trị lâu bền cho người được sở hữu. Hiện nay có nhiều vật phẩm của Circle Group bị sao chép, nhưng do không hiểu cốt lõi dẫn đến những vật phẩm sao chép đó bị biến dạng, hay nhiều đơn vị tinh quái bằng việc giản lược hoặc thêm bớt một số chi tiết… những việc làm đó vô tình tạo ra một sản phẩm không đúng với tinh thần mà hiện vật đem lại.

 

Vật liệu tạo hình cũng được Circle Group nhập khẩu nhằm đem lại sự thoải mái nhất cho người thực hiện và phản ánh chất lượng của sản phẩm. Đây cũng chính là một trong nhiều quy phạm bắt buộc mà Circle Group ngay từ đầu đã ý thức.

Mọi sản phẩm của Cirlce Group đều có thông tin cụ thể, tem, bao bì rõ ràng.

Triển khai: Hội Quán Di Sản.

Thực hiện: Điêu khắc vòng tròn và các cộng sự.

Sở hữu và phát hành: Cirlce Group

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?