Tranh MADALA -Họa phẩm đặc dụng như một pháp khí tạo Linh ảnh 31/07/2017

Mạn-đà-la (dịch âm theo tiếng Trung: 曼陀羅; gốc tiếng Phạn: maṇḍala, “tinh túy” + ल “chứa đựng”) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mạn-đà-la là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cụ túc” (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn đà la là đàn tràngđểhành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện…

Các tín đồẤn giáo, Phật giáo, sử dụng Mạn đà la như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn đà la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.   Mật giáo đã thiết lập hai Mạn đà la: Thai tạng giới Mạn đà la và Kim cương giới Mạn đà la, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại NhậtKim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mạn đà la này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

Thai tạng giới Mạn đà la (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụđộng, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới Mạn đà la (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mạn đà la này. Bí tạng ký viết: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”.

Phần lớn các Mạn đà la Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại Mạn đà la lớn thường bắt gặp là Mạn đà la bằng cát. Những mạn đà la này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏđi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ởTây Tạng còn có các mạn đà la ba chiều giống như cung điện.

Trong nhiều đền chùaTrung QuốcNhật Bản (như chùa TodaiKyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mạn đà la. Mạn đà la lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupaBoroburdur, Java, Indonesia, có niên đại thế kỷ 8.

Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mạn đà la, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương Bắc, trắng là phương Đông, vàng cho phương Nam và đỏ là phương Tây.

 Dạng cơ bản của Kim cương giới Mandala:

Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình Tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị Như Lai. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai (MahāVairocana-Tathāgata), đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ Tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn đà la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.

Dạng cơ bản của Thai tạng giới Mandala:

Từ Thai tạng giới vạn vật được thai nghén và dưỡng dục nên đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung như một đóa sen có tám cánh. Tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ Tát, và bốn đức Như Lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả.  Những hình tượng chính được các tiểu thần vây quanh. Những vị thần này đều ngồi trên tòa sen và được bố trí theo một hệ thống có trật tự. Bốn đức Như Lai gồm: Bảo Tràng Phật, Khai Phu Hoa Vương Như Lai, Vô Lương Thọ Như LaiThiên Cổ Lôi Âm Phật. Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát gồm: Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ TátTừ Thị Bồ Tát.

Phân loại

Mạn đà la có nhiều loại, nhưng theo phạm trù chính của Mạn đà la, có thể phân chia thành các loại sau:

  • Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ. (còn gọi là mạn đà la của các nguyên tố).
  • Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị (còn gọi là mạn đà la của các Phẩm tính)
  • Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý (Còn gọi là mạn đà la của các Biểu tượng).
  • Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng của Phật và Bồ Tát (còn gọi là mạn đà la của Hành nghiệp).

Nhìn nhận sâu hơn về Mandala:

“Meri Khorlo” nghĩa là “núi lửa”, phần ngoại vi của Mạn đà la bao gồm những bức tường lửa đủ năm màu sắc trắng, vàng, xanh, đỏ và xanh lá cây. Những màu sắc nêu trên là biểu tượng của năm thể của “Dhyani Buddhas (Phật thiền định). Năm hàng rào có tác dụng chống sự xâm nhập của ma quỷ vào Mạn đà la. Hàng rào sau đó được gọi là “Vajra Net” hay “Vajra Shield” (Khiên kim cương hoặc giáp kim cương) bao bọc các bên cũng như cả bên trong Mạn đà la. Khiên Kim Cương có sức mạnh ngăn cản gió thổi vào Mạn đà la. Các vị thần phẫn nộ của Mạn đà la trụ ở 8 nghĩa trang bảo vệ, mỗi hang rào lại có một cây lớn, mỗi cây lại có một thánh nữ Dakini (không hành nữ). Cùng với cây, 8 nghĩa trang bảo vệ lại có 8 Stupa (Bảo tháp), mỗi bảo tháp lại có hộ vệ. Ở kế bên bảo tháp có 8 khu rừng lớn của 8 vị thần. Ngoài ra, có 8 hồ lớn với 8 Naga (rắn thần hay long thần), 8 ngọn núi lớn, 8 tu sĩ ẩn dật, 8 vị thần ngồi trên 8 đám mây. Cuối cùng, có tám xác chết lớn, 8 đám lửa và tám con thú ăn thịt. Giữa các nghĩa trang lại có một dòng sông.

Hai Mạn đà la nổi tiếng nhất trong Phật giáo Tây Tạng là Nygigmapa Mạn đà la của Bát Chánh Đạo (Ka gyet sheg Dhue Pi Chikhor) và Vajrakakila Mandala – Thần sấm Rổz (phurpa dyakhor Nam Chag purdi). Cả hai Mạn đà la đều có những đặc điểm và tính chất khác biệt. Dưới đây là bài phân tích về sự khác biệt giữa 2 Mạn đà la từ phần ngoại vi cho tới các vị thần tập trung bên trong các bức tường thành và những hình ảnh khác.

Công dụng và cách bài trí Mandala:

Có thể nói sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm Mandala là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là cảnh giới linh thiêng và sự hiện diện của Mandala trên thế giới này nhắc nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm năng của vũ trụ trong bản thân mỗi người. Trong Đạo Phật, mục đích của Mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người để thành tựu giác ngộ và để đạt được chính kiến về thực tại hay bản chất chân thật của vạn pháp. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.

Công năng của tranh Mandala là tranh vẽ về tất cả các vị Phật; Bồ tá, La Hán: vòng ngoài cùng là La Hán, rồi Bồ tát và vòng trong cùng là vẽ về Phật ; trong cùng là TAM THẾ PHẬT. Treo tranh Mandala cải thiện môi trường nhiều Âm khí, Tà khí; Cải thiện Khí trong phòng làm việc (nhà) của người lãnh đạo, giúp có sức khoẻ tốt và sáng suốt hơn trong chỉ đạo. Tăng thêm uy lực lãnh đạo, trợ giúp thăng tiến;Hạn chế phát tác của các vong trú ngụ trong nhà vì cảm phục Đức Phật va các Tiên Thần trong tranh;Hạn chế tác hại của trường năng lượng của máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, TV, điện thoại di động v.v… và hỗ trợ chữa bệnh.

Luận giải về bức tranh “ Mandala ” có một ý nghĩa cao siêu là: “Sự tập hợp một lá số tử vi lớn dành cho trái đất”. Cũng còn là một hằng số “bốc quẻ của các tôn giáo” như một hiệu ứng Dịch học theo hình sin (Biểu đồ lên xuống); chính vì thế người ta đã phân ra các đặc thù của 72 loại Mandala hiệu ứng cho các trạng thái ,bản chất, tâm tính, và nghi thức tôn giáo của con người.

Bức tranh Mandala là một bức vẽ tổng hợp về Tâm linh trong đó có Trời – Đất – Phật – Thánh và biểu tượng của sự linh thiêng còn  mang một tâm nguyện (thông điệp) của  thế giới hòa bình và sự đủ đầy, trong sáng. Nên trong mỗi gia đình hay người lãnh đạo các doanh nghiệp nếu mà được treo bức tranh đó thì  gia đình hay doanh nghiệp đó  làm ăn chắc chắn sẽ tốt hơn và có tài lộc , thịnh vượng, tăng trưởng bền vững.

(Sưu  tầm từ  nhiều nguồn)

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?