Đồ thờ của ta (3) 24/09/2017

NGUỒN GỐC TƯỢNG PHỖNG CHẦU

Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố

Khi chúng ta đến tham quan, chiêm bái đền chùa, đình miếu hay nhà thờ đại tộc ở miền bắc Việt Nam thường hay bắt gặp một đôi tượng người trông như trẻ con, to béo, cởi trần, đóng khố, tóc búi tó người ta gọi là tượng phỗng hay ông phỗng. Tượng phỗng thường đặt ở hai bên cửa ra vào hoặc trước hương án trong thư thế đứng hoặc quỳ hai tay chắp trước ngực đưa lên phía trước để dâng đèn. Phỗng có thể làm bằng gỗ, sành, sứ, đá nhưng đa phần làm bằng đất với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Đây là một đồ tế khí đặc biệt chỉ có ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Về nguồn gốc của phỗng thì rất nhiều học giả cho rằng nó bắt nguồn từ việc người Việt bắt tù binh người Chăm làm nô lệ hoặc nuôi những gia nô người Chăm để hầu cận. Về từ nguyên của từ “phỗng” trong thư tịch cổ ghi bằng chữ 俸 có âm đọc Hán Việt là /phụng/, /bổng/ hoặc /bỗng/ nghĩa là bổng lộc. Từ này có rất có các âm đọc phi Hán Việt như /phỗng/, và /bưng/. Xin dẫn thêm mấy lời giải thích của học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố về nguồn tốc của phống chầu để quý vị tham khảo.

“Hiện nay, Bắc kỳ có tượng người quì còn dùng làm đồ thờ cổ có đền vua Lý, vua Trần và vua Lê, hoặc các mả đời xưa: ta thường gọi là “ông Phỗng”. Trung kỳ thì từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra cũng có tạc Ông Phỗng. Những Ông Phỗng ấy có đền dùng để cắm hương, có đền đưng rượu, có đền chỉ để quỳ hai bên hương án, có đền lại để hẳn lên trên hương án, như gian thờ Long Thần ở chùa Tứ tổng thuộc Đại Lý Hà Nội. Có nơi đúc bằng đồng, có nơi tạc bằng gỗ, có nơi nặn bằng đất, rồi sơn đen, nên người Tây gọi là Hắc Đế (ông sắc đen, le prince noir).
Có lẽ tiếng “phỗng” ở chữ nho đọc trạnh ra: một là chữ “phủng” (tiếng Trung kỳ đọc là “bổng”nghĩa là bưng hoặc dâng, vì phần nhiều tạc ông phỗng hai tay bưng để dâng lên; – hai là ở chữ “phù” nghĩa là bắt sống; hai bên đánh nhau, bắt sống được người bên địch gọi là phù, bây giờ gọi là tù binh. Có sự tích vua Lý bất sống được người Chiêm Thành như sau này (Khâm Định Việt sử, chính biên, q. 3 tờ 10 a và 10 b) : “Năm Giáp Thân (1044) là năm thứ 3 hiệu Minh Đạo đời Lý Thái Tông, vua Lý thân đi đánh Chiêm Thành, chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), bắt sống được hơn năm nghìn tướng sĩ đem về. Tháng 9 năm ấy (1044) vua Lý làm lễ cáo tiệp (bản tin thắng trận) ở thái miếu, vua ngự điệu Thiên An. Quần thần dâng những người bắt sống được của Chiêm Thành, hơn năm nghìn. Vua ban chiếu cho những người ấy đến ở trấn Vĩnh Khang (nay huyện Vĩnh Hòa, tình Nghệ An) và Đăng Châu (nay phủ Quy Hòa, tình Hưng Hóa) được đặt ra từng làng, từng ấp, theo tên hiệu của Chiêm Thành.
Xưa nay ta vẫn tin rằng Ông Phỗng là điển tích vua Lý bắt sống người Chiêm Thành, nên người Tây thường gọi những pho tượng ấy là là tù binh Chiêm Thành. Chính thực ra thì những ngôi mả xây từ đời Hán tức là thế kỷ thứ nhất, cũng đã có tạo hình người quì và dâng đồ lễ cho Tây Vương Mẫu (in trong quyển Ed. Cha-vannes des Han, trang 78), tranh 26 hình 47; về sự tích Tây Vương Mẫu làm thần ôn dịch, xem quyển Marcel Granet, La civilisation chinoise, trang 151-155).
Người Chiêm Thành cũng có tạc tượng đá, đầu đội mũ vua, cũng quì xuống, cũng bụng phệ, hai tay hình như chìa ra, nhưng gãy mất, chưa tìm thấy, nên không rõ hai tay chập lại, hay có bưng vật gì; hiện pho tượng ấy bày ở viện bảo tàng Louis Finot và đã in trong quyển Henri Parmentier, Les sculptareschames au Musee de Tourane (tờ tranh XXX): ông Parmencho pho tượng ấy làm từ thế kỷ thứ chín hay thứ mười sau TC.
Người Cao Miên, người Xiêm cũng tạ hình người quì như ông phỗng, nhưng dùng để cắm nến (ở bảo tàng Louis Finot có hai pho, số D 32, 54 và D 32,59), không để đứng hầu chỗ thờ như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Xem như thế thì nước ta dùng “ông phỗng” làm đồ thờ đã lâu lắm, có lẽ từ thế kỷ thứ nhất, tức là từ hồi Bắc thuộc: chứng cớ ở trong pho tượng cổ, bằng đồng hoặc đất, đào được ở Thanh Hóa và Đại La. Vậy thì cỗi gốc chữ “phỗng” có lẽ gồm cả nghĩa “phủng” là bưng hay tai, và nghĩa “phù” là tù binh, theo điển vua Lý bắt quân Chiêm Thành; ai chữ cũng đọc trạnh ra là “phỗng”.

Trích từ bài Đồ thờ cổ (phần 3) Tạp chí tri tân số 138 năm 1944 trang 6-7.

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?