Hơn 30 tác phẩm tranh tiêu biểu của loại hình nghệ thuật tôn giáo đặc trưng nổi tiếng của Nepal đã được Hội quán Di sản giới thiệu đến công chúng tại buổi triển lãm tranh Phật giáo vừa được khai mạc chiều 28/12/2015.
Trong những năm trở lại đây, Tranh tôn giáo đặc trưng của Nepal được công chúng Việt Nam đón nhận và tìm hiểu những thông điệp về giáo lý của nhà Phật. Trong đó có hai dòng tranh là Madala – Họa phẩm đặc dụng như một pháp khí tạo Linh ảnh và Thangka – Họa phẩm đặc dụng Phật giáo Kim Cang thừa là nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của nổi tiếng của Nepal.
Với cộng đồng phát triển ở các vùng đất thuộc Bắc Himalaya tục thờ Phật – Thần – Thánh, là một phần đời sống của người dân nơi đây, do Phật giáo rất phát triển, nhu cầu sử dụng Tranh, Tượng thờ là nhu cầu thiết yếu; bởi vậy mà các nghệ nhân Nepal đã khởi xướng một loại tranh tôn giáo mới trên vải có thể cuốn lại dễ dàng để mang đi.
Loại tranh này trở nên phổ biến ở cả Nepal lẫn Tây Tạng và trường phái vẽ tranh Thangka và Madala thịnh đạt vào hồi thế kỷ thứ IX hay thứ X và vẫn giữ được sự ưa chuộng đến ngày nay. Thật may mắn khi Hội quán di sản được tiếp cận đến vị hiệu trưởng một trong hai mật viện lớn nhất của Nepal, sau nhiều lần trao đổi qua email và được sự ủng hộ từ phía mật viện những tác phẩm tiêu biểu của dòng tranh tôn giáo đã được chuyển đến Việt Nam, phần lớn các tác phẩm trong cuộc triển lãm lần này đều được kí tên từ các Lạt – ma, mặt dù cùng một chủ đề tiêu biểu như thangka nhưng mỗi một Lạt – ma giác ngộ phật pháp và hiểu cũng như thấm nhuần tư tưởng đã thể hiện khác nhau đem lại những cảm xúc thật đặc biệt.
Như đã giới thiệu trong một số bài trước về nguồn gốc, ý nghĩa, kĩ thuật thể hiện của dòng tranh cuộn đặc trưng của Nepal nhưng thực sự khi được chiêm ngưỡng bằng mắt từ những tác phẩm gốc đã đem lại nhiều cảm xúc cho tăng ni, phật tử và công chúng yêu dòng tranh đặc biệt này.
Chỉ xin nhắc lại, thực sự hữu duyên Hội quán mới có cơ hội tiếp cận rồi lại được phép triển lãm giới thiệu đến công chúng, thú vị là qua buổi triển lãm nhiều phật tử, nhiều đạo tràng đã tìm đến chiêm bái những bức tranh, với những người tu tập họ chia sẻ rằng: ” Khi chiêm bái những bức tranh này cơ thể của họ như được truyền một dòng năng lượng đem lại cảm giác rất khác lạ, họ hiểu hơn những giáo lý và ý nghĩa của những điều răn của đức Phật…”
Đối với những người nghiên cứu về dòng tranh tôn giáo này, họ đã quay trở lại nhiều lần bởi với họ để được tiếp cận số lượng tranh lớn như thế này thực sự ở Việt Nam chưa từng có, bởi trong phạm vi hẹp của không gian trưng bày có rất nhiều bức tranh với chiều dài từ 1m trở lên, cá biệt có bức dài hơn 4m và cao trên 2m, được các Đạt – ma hoặc họa sư Nepal dày công thể hiện đã giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn về giá trị nổi bật của dòng tranh tôn giáo…
Chỉ đạo: Circle Group
Không gian: Reddesign
Phát động & tổ chức: Hội quán di sản
Đồ họa: Điêu khắc vòng tròn.