Kiến trúc Nhật Bản 27/06/2018

kien truc nhat ban 53d07d1846c5f - Kiến trúc Nhật Bản

Nhật Bản là một nước nằm trên mặt biển với hơn 6800 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 600 đảo với 380.000km2 có người sinh sống . Khí hậu nhiệt đới mùa hè nóng và mưa nhiều, nhưng mùa đỏng lại có tuyết. Ở đây ít đồng bằng, mà phần nhiều là đồi núi và hay có động đất. Những đặc điểm này làm cho ảnh hưởng văn hóa bên ngoài vào Nhật khá chậm và chủ yếu thông qua giao lưu với các nước láng giềng, tách hẳn ảnh hưởng từ các nước Địa Trung Hải, Ấn Độ hoặc Trung Đông như thường thấy ở nhiều nơi khác. Điểu đó đổng thời cũng tạo cho Nhật Bản có sô nét riêng trong lối sống cũng như trong xây dựng .
Để chống động đất, nhà cửa thường làm bằng các vật liệu nhẹ như tre, rơm rạ, giấy bồi và đặc biệt là gỗ. Đến thế kỷ thứ XVI mới thấy xuất hiện số công trình xây bằng đá. Ngói bằng gỗ được dùng để lợp mái các công trình đền đài, tôn giáo.
Sự phát triển của kiến trúc Nhật Bản có thể chia làm ba thời kỳ: cổ đại (tư thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XII), trung đại (từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVI), cận đại (từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XIX).

Kiến trúc Nhật Bản 1

Kiến trúc Nhật Bản cố đại
Người Nhật theo Thần đạo (Shinto) – đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, có nguồn gốc từ xa xưa. Ngôi đền điển hình nhất là Ise ở Sintơ xây vào thế kỷ thứ III. Mặt bằng đền có hình
chữ nhật với ba gian chiều dài và hai gian chiều đầu hổi. Sàn nhà cao; hai mái dốc lợp bằng rạ rất dày, có 10 thanh gỗ tròn nằm ngang để giữ cho mái khỏi bị tốc khi gió mạnh và bốn thanh bắt chéo từng đôi một ỏ hai đầu mái. Thanh nóc vươn khỏi chiều dài nhà, được đỡ bằng hai cột chống nằm ở hai hồi. Tất cả các cột đều tròn và được chôn trực tiếp xuống đất. Lối vào đặt ở gian giữa, 3Ó 10 bậc thang dẫn lên sàn và hàng lan can chạy bao quanh. Tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận và mọi chi tiết ở đây đều sáng sủa, mạch lạc, đơn giản, đạt đến độ chắt lọc rất cao. Cột chống nóc ở hai hồi, các thanh tròn nằm ngang trên mái và hai đôi thanh chéo là những hình ảnh đặc trưng của đền thờ thần cổ đại. Đều đặn từ thời Êđô đến nay, kiểu đền Ise cứ 20 năm được xây lại một lần.
Đầu thế kỷ thứ V, đạo Phật từ Trung Quốc bắt đầu được truyền vào Nhật Bản và đến đầu thế kỷ thứ VI được Nữ hoàng Suikô tôn làm quốc giáo. Chùa chiền xây ỏ khắp nơi. Kiến trúc Phật giáo ở Nhật tuy chịu nhiều ảnh hưởng kiến trúc nhà Tùy của Trung Quốc, nhưng trong bố cục tổng thể vẫn có số nét riêng. Hình dáng rất khác nhau của từng công trình làm mất đi cảm giác đối xứng nghiêm ngặt trong mặt bằng. Các công trình được đặt tách nhau nên nhìn rất thoáng đãng. Chùa được đặt cao trên nền cát trắng tạo ấn tượng siêu thoát và thanh bình. Mái đền lợp bằng gỗ khá dày làm tăng thêm vẻ uy nghi.
Đặc biệt độ cong của mái đã làm nên nét riêng của kiến trúc đền đài Nhật Bản. Công trình gỗ điển hình nhất giai đoạn đầu thời cổ đại là quần thể đền Horyu (Pháp Long) xây dựng năm 607 ở quận Nara để cầu nguyện sức khỏe cho Thiên hoàng Yomei. Sau lấn bị cháy, công trình được xây lại vào các năm 670 – 714. Đây là công trình gỗ cổ nhất thế giới còn giữ được đến ngày nay. Hai công trình chính của chùa là Kim”đường và tháp năm tầng, xung quanh có các dãy hành lang và cổng .
Tòa Kim đường có mặt bằng gần vuông, tầng dưới dài 5 gian, rộng 4 gian, nhưng lên trên mỗi chiều bớt đi một gian. Mái có hai tầng, dốc về bốn phía. Mái chùa Nhật Bản không quá cầu kỳ, có độ cong vừa phải nên dù diện mái rộng cũng không thấy nặng. Các con sơn đỡ mái hình chồng mây. Hình thức ngôi chùa này cũng giống như những chùa thời kỳ Hoàng đế Naca trước đó, nhưng kích thước ở đây lớn hơn nhiều. Toàn bộ tòa nhà đặt trên bệ đá cao, trông khá bề thế. Vách quanh nhà được trang trí bằng những bức họa mô tả cuộc đời của Phật.
Tòa tháp năm tầng trong quần thể Horyu cao 32m cũng được đặt trên bệ đá. Kết cấu của tháp chủ yếu tựa vào một cột cái nằm chính giữa tạo cho tháp khả năng chịu được động đất tốt. Lên trên, tháp được thu nhỏ dần. Đến tầng trên cùng thì kích thước ngang dọc còn lại đúng một nửa so với tầng một. Tháp xây dựng muộn, nhưng các chi tiết cũng được rập khuôn như ở tòa Kim đường. Ngoài tòa tháp và Kim đường, trong khu đền Horyu còn có nhà hội họp một tầng khá rộng (gần 400m2), mái thoải hơi gãy giữa, tạo ấn tượng đôi cánh bay. Giữa nhà có phần nền được tôn cao, có thể đó là chỗ ngồi của chức sắc làng xã, giống như trong các đình chùa của Việt Nam.
Nhà ở samurai có tên gọi là Sinđen , thường chiếm các khu đất rộng hàng vạn mét vuông (mỗi chiểu không dưới 100m). Phòng ngủ đặt ở chfhh giữa. Mặt chính hướng Nam nhìn ra một sân rộng là nơi tiến hành các nghi lễ. Tiếp theo sân là vườn với ao, đảo, cầu, các loại cây quý. cổng chính vào nhà từ phía Đông. Tất cả các công trình được bố trí đối xứng qua trục Bắc – Nam, và được nối với nhau bằng hành lang, kéo dài đến tận bờ ao ngoài vườn và kết thúc bằng nhà câu cá – ngắm cảnh. Nhà chính rộng 2 gian, dài từ 5 đến 7 gian, là chỗ ở của chủ nhà. Quanh nhà có hàng hiên. Sàn thường bằng gỗ. Nhà ở Nhật Bản có bố cục và giải pháp mặt bằng rất cơ động, thoáng đãng-, không gian trong và ngoài nhà có hoa lá, cây cỏ lồng quyện nhau rất nhuần nhuyễn. Sự tham gia của thiên nhiên vào sâu trong nhà tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của ngôi nhà Nhật Bản. Trong mỗi ngôi nhà ở, sau chỗ ngồi của các samurai được lôn cao một bậc đều có một ô hõm vào tường gọi là toconoma, trên đó có trang trí các loại cây cỏ theo sỏ thích riêng của chủ nhà. Các toconoma không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà truyền thống Nhật Bản.
Nhà ở quan lại thời Nara (trước thế kỷ thứ IX) có mái lợp bằng vỏ cây hay ván, sàn lát gỗ-, cột chôn trực tiẽp xuống đất. Những nhà đông trên 5 người phải làm mái rạ, tường bằng đất trát. Nóc mái được đắp lên rất cao, và diềm mái được chạm khắc cầu kỳ theo ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc. Nhà chính thường có sàn gỗ, còn các nhà phụ như bếp và kho làm nền bằng đất nện.
Hệ kết cấu gỗ trong kiến trúc nhà ở Nhật Bản có trình độ hoàn thiện cao. Hệ này, cùng với các kiểu mái cong đã làm nên hình ảnh đặc sắc giàu sức biểu cảm.

Nguồn: https://kientructhegioi.net/kien-truc-nhat-ban/

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?