Nhờ những chiến công bách chiến bách thắng, làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam, Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ được nhân dân tôn kính và dựng tượng ở nhiều nơi. Những tượng đài nổi tiếng có thể kể đến như:
- Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ tại Gò Đống Đa – Hà Nội
- Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ tại đường Nguyễn Tri Phương -Quận 5 – TP Hồ Chí Minh
- Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ tại núi Bân thuộc phường An Tây, TP Huế
- Tượng đài Quang Trung-Nguyễn Huệ tại bảo tàng Quang Trung thành phố Quy Nhơn – Bình Định
- Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ tại trung tâm khu kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
- Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ tại thị xã An Khê tỉnh Gia Lai
Có thể thấy, tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ thường được dựng tại những di tích có gắn với thân thế hoặc những chiến công của ngài. Tại mỗi vùng miền, tượng đài Vua Quang Trung Nguyễn Huệ tuy có những nét tạo hình khác nhau nhưng đều mang một tinh thần chung về một vị anh hùng dân tộc, một võ tướng uy nghi dũng mãnh.
Dù dưới triều Nguyễn, những thông tin tư liệu liên quan đến vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đa phần bị xóa sạch, thế nhưng tại nhiều vùng miền, những người dân Việt Nam vẫn tìm cách giữ lại và xây dựng những tượng đài của vị vua anh dũng này.
Tiêu biểu như Bảo tàng Quang Trung được xây dựng năm 1978, trên nền nhà cũ của anh em nhà Tây Sơn sau một thời gian hàng thế kỷ phải núp dưới cái tên “đền Kiên Mỹ” vì sợ nhà Nguyễn trả thù. Suốt mấy chục năm qua, du khách đến đây đã quen với hình ảnh tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ, tay vung kiếm, dáng rất oai phong lẫm liệt.
Thế rồi, những ngày cuối năm 2005, người ta lại thấy xuất hiện tại khuôn viên của bảo tàng một tượng đài khác. Vẫn là người anh hùng áo vải thuở nào nhưng tượng Hoàng đế Quang Trung này được xem là “chuẩn” nhất: Một tay cầm đốc kiếm, tay kia xòe ra phía trước, trông rất đĩnh đạc và khoan thai. Đặc biệt khuôn mặt có thần với đôi mắt rất sáng. Đó là một khuôn mặt đoan chính, vừa quyết đoán nhưng cũng thật sự cởi lòng để lắng nghe bá tánh.
Tác giả của bức tượng mới này là nhà điêu khắc Lê Đình Bảo. Để có được tượng Quang Trung vừa dựng tại bảo tàng, tỉnh Bình Định đã ba lần phát động cuộc thi với hàng chục bức tượng về Quang Trung của những nhà điêu khắc hàng đầu Việt Nam, cuối cùng mới chọn được bức tượng của Lê Đình Bảo.
Còn tại Hà Nội, với cụm tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ của tác giả Vương Học Bảo, nguyên Trưởng khoa Điêu khắc, Đại học Mỹ thuật, cũng đang nhận được nhiều ý kiến về việc tôn tạo, tu bổ.
Dưới sự tham gia và cố vấn của PGS, nhà điêu khắc Vương Học Báo phiên bản tượng Hoàng Đế Quang Trung được thu nhỏ theo nhiều kích thước khác nhau phù hợp với từng không gian và đáp ứng được tiêu chí của dự án. Triển khai do đội ngũ kỹ thuật của Circle Group.
Theo ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, tượng Vua Quang Trung, đặt tại gò Đống Đa – Hà Nội của tác giả Vương Học Báo, là một trong số ít tượng đài đẹp của Hà Nội, nhưng chất liệu tượng không tốt, cũng như quy hoạch ở đây còn có phần lỡ dở. Việc sửa sang lại Công viên Văn hóa Đống Đa là việc nên làm, nhưng chọn phương án phải kỹ lưỡng và thấu tình đạt lý. Vì đã từ nhiều chục năm nay, người dân đã quen với một gò Đống Đa như bây giờ. Quan trọng nhất hiện nay là vị trí đặt tượng, có thể xoay tượng ra một vị trí khác. Do hoàn cảnh, cho đến thời điểm này chưa phục dựng được đền Trung Liệt cũng là điều khiến nhiều người dân Thủ đô thấy áy náy.
Ông Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết, tượng hiện xây bằng chất liệu bê tông cốt thép nên đã xuống cấp rất mất thẩm mỹ. Vì thế, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa ( Bộ VH-TT&DL) đề xuất chỉnh trang lại tượng bằng chất liệu bền vững hơn. Đồng thời, nghiên cứu lại vị trí đặt tượng theo hướng nhìn thẳng ra đường Đặng Tiến Đông, tạo điểm nhấn giữa đền thờ Quang Trung sẽ được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Đặt tượng ở đó sẽ tạo được góc nhìn rộng suốt dọc đoạn đường chạy qua di tích.
PGS. Vương Học Bảo, tác giả tượng đài, cũng đề xuất thay đổi chất liệu tượng, có thể là đồng, vì tính bền vững cao, an toàn, khả thi, đảm bảo về nghệ thuật. Tuy nhiên, PGS. Vương Học Bảo lại cho rằng không nên thay đổi vị trí đặt tượng, vì hiện tại, tượng được đặt ở vị trí có hướng ánh sáng tốt.
Có thể thấy, trong ý thức của người dân Việt Nam, hình tượng vua Quang Trung vẫn luôn chiếm giữ một phần quan trọng, thể hiện tinh thần dân tộc quật khởi, độc lập, tự chủ. Tác phẩm của tác giả Vương Học Bảo có thể nói là một trong số ít những tượng đài phản ánh chính xác thần thái của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, xứng đáng trở thành một biểu tượng văn hóa quốc gia.
Được sự đồng ý của tác giả tượng đài, Phó Giáo sư Vương Học Báo, cũng như sự ủng hộ của các nhà sử học, văn hóa, Circle Group đề xuất xây dựng mẫu vật tặng phẩm từ hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ nhân dịp kỷ niệm 260 năm ngày sinh của vị anh hùng dân tộc này.
Việc ra mắt Vật phẩm Quang Trung – Nguyễn Huệ là một việc làm hết sức có ý nghĩa, không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền giáo dục về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc mà qua sự kiện đặc biệt này góp phần xây dựng và củng cố thêm về ý nghĩa văn hóa Việt, giúp công chúng có cơ hội tiếp cận hình tượng của vị anh hùng này, từ đó góp phần bảo tồn và gìn giữ tinh thần dân tộc.
Vật phẩm được thể hiện bởi các kỹ thuật viên thuộc Circle Group, và sự cố vấn của chính tác giả – họa sỹ, nhà điêu khắc Vương Học Báo; cố vấn lịch sử của GS sử học Dương Trung Quốc; cố vấn nghệ thuật của GS – nhà phê bình Lý luận Nguyễn Đỗ Bảo; tư vấn không gian NGND, họa sỹ Lê Thanh và nhiều thành viên uy tín khác.
Vật phẩm hội tụ đủ những yếu tố: Tinh tế trong đường nét, thể hiện tinh thần, thần thái của một vị anh hùng dân tộc, tỷ lệ hài hòa cân đối, đặc biệt vật phẩm sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong công đoạn chế tác, hoàn thiện, đảm bảo một Vật phẩm đặc biệt. Chất liệu thân thiện môi trường, màu sắc đa dạng, tỷ lệ vừa phải phù hợp với mọi không gian, sử dụng trong mọi nhu cầu.
Tiêu chí:
Hướng tới lợi ích phát triển cộng đồng
Thông qua những sản phẩm mang tinh thần Việt
Với sự mệnh:
Phát huy văn hóa Việt
Tôn vinh giá trị Việt
Giá trị cốt lõi:
Người Việt giữ gìn Văn hóa Việt
Người Việt tự hào truyền thống Việt
Người Việt tôn vinh Bản sắc Việt
Triển khai: Hội Quán Di Sản.
Thực hiện: Điêu khắc vòng tròn và các cộng sự.
Sở hữu và phát hành: Cirlce Group