Quá trình triển khai sự kiện Xẩm tàu điện 08/07/2017

Hướng tới kỉ niệm 20 năm vắng bóng loại hình nghệ thuật đường phố độc đáo của Hà Nội, Hội Quán Di Sản cùng các cộng sự khẩn trương tiến hành triển khai đồng loạt công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa này. Đội ngũ biên tập, sưu tầm chỉnh lý chuyên môn, tiếp cận các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nghệ sĩ biểu diễn (NSUT Hoàng Anh Tú, NSUT Thanh Ngoan…) đồng thời phối hợp ra sách song ngữ quảng bá đến khách quốc tế về loại hình nghệ thuật đã có hàng thế kỉ.

Thực sự bất ngờ BTC được sự đón nhận của rất nhiều tổ chức bởi qua sự kiện này đã giúp cho giới trẻ thủ đô hiểu thêm về một loại hình nghệ thuật đi kèm với kí ức Tàu điện leng keng. Hơn ai hết những người thực hiện hiểu rằng chỉ có hành động trên tinh thần nghiêm túc để sự kiện diễn ra thành công.

BTC phần lớn là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên khi nhận thức về Tàu điện chỉ còn trong kí ức của thế hệ phụ huynh hoặc nghe kể lại trên phương tiện truyền thông, do đó tái hiện không gian mô phỏng 1 phần con phố cổ Hà Nội, ga tàu điện, bối cảnh Hà Nội xưa,… quả không dễ chút nào

Nhưng mọi việc đã diễn thành công, không gian đã tái hiện được 1 phần về Hà Nội, công chúng rất bất ngờ bởi sự đơn giản mộc mạc như chính 1 phần Hà Nội cũ, nhiều thế hệ trước đều cảm động bởi họ như sống lại một thời kí ức đầy biến động nhưng động lại nhiều kí ức giá trị còn mãi với thời gian


NSƯT Thanh Ngoan: Phải khẳng định rằng, ở Hà Thành, ngọn lửa xẩm vẫn tồn tại; tiêu biểu là chiếu xẩm Đồng Xuân vẫn được duy trì đều đặn và trở thành một địa điểm thú vị thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế khi đến thăm Hà Nội.

Không phải vì là người trong cuộc mà mình tự khen nhưng tôi cho rằng các nghệ sỹ của chúng ta rất tâm huyết. Từ năm 2005 tới nay, họ vẫn miệt mài với góc chợ Đồng Xuân; kể cả những đêm mưa gió lạnh giá, họ vẫn ngồi đó và vẫn biểu diễn.

Chính thực tai Ngoan nghe ở đó rất nhiều, những người đến du lịch lần này nói với những người đến du lịch lần sau: có một văn hóa ở đó. Người ta không nói hẳn là xẩm mà người ta nói là có chiếu diễn nghệ thuật truyền thống ở đó. Ngoài xẩm là chính thì có hát văn, hát chèo và một số loại hình  nghệ thuật dâng gian truyền thống khác.

Rõ ràng những cái đó là sự ghi nhận của công chúng và là niềm động viên rất lớn đối với các nghệ sỹ. Có thể kinh tế hạn hẹp, khó khăn nhưng khán giả đến với mình. Bây giờ các bạn mở mạng ra sẽ thấy có rất nhiều bài hát xẩm và lượng người xem cũng rất đông, chứ thời gian trước rất hiếm hoi.

 

NSƯT Thế Dân: Tôi tin rằng, dù ở thời đại nào thì những loại hình nghệ thuật truyền thống này cũng vẫn sẽ tồn tại. Nó thuộc về bản sắc dân tộc, không đầu tư thì nó vẫn tồn tại, vấn đề chỉ là nó tồn tại được tốt đến đâu. Đầu tư tốt thì nó tồn tại tốt. Ngày xưa có ai đầu tư đâu nhưng nó vẫn tồn tại hàng ngàn năm đấy thôi.

Việt Nam ta là vậy! Lửa đạn chiến tranh ác liệt không thể hủy diệt được dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Hay các bạn nhìn rừng tai-ga mùa khô ấy. Khô héo là vậy nhưng trong nó vẫn âm ỉ một sức sống. Mưa xuống là nó lại bùng lên rất mạnh.

– Xin được hỏi Nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan: Các loại hình sân khấu truyền thống của chúng ta đều được đưa lên sân khấu hộp, có sự khác biệt với môi trường diễn xướng truyền thống. Điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng nghệ hay không?

Nhạc sỹ Thao Giang cho biết: “cha đẻ” của xẩm tàu điện là nghệ nhân Tùng Nguyên và nghệ nhân Thân Đức Chính (cả hai người đều đã mất). Cụ Tùng Nguyên đã đưa xẩm lên tàu điện bằng cách mượn thơ Nguyễn Bính để hát. Số lượng người hát xẩm tàu điện đông nhất là thời kì thuộc Pháp đến năm 1992 thì xẩm tàu điện không còn tồn tại.

   

Qua câu chuyện mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến vừa chia sẻ thì dễ thấy xẩm tàu điện là một phần không thể thiếu của Hà Nội hơn hai mươi năm trước đây. Chỉ với hai nhạc cụ vô cùng tối giản là nhị hồ và song loan mà tạo thành món xẩm tàu điện danh bất hư truyền. Các bạn có thể hình dung như thế này: Nghệ sĩ biểu diễn xẩm thường mặc quần áo đơn giản, nam thì mặc áo nâu, đầu đội mũ cát, đeo kính đen còn nữ thì lại mặc áo tối màu có yếm màu sáng và váy đến lưng đầu gối.

Theo các nhà nghiên cứu “cha đẻ” của “xẩm tàu điện” chính là hai nghệ nhân quá cố Tùng Nguyên và Thân Đức Chính.

 

Trước giờ biểu diễn, NSƯT Thanh Ngoan đã chia sẻ: “Dù không có môi trường diễn xướng hợp cảnh, hợp người với câu hát nhưng nếu cứ đòi hỏi quá cao như vậy thì không thể phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Dù không có tàu điện chúng ta vẫn có thể hát xẩm tàu điện. Bởi xẩm đã đi một con đường âm thầm và gian để có ngày hôm nay. Các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu của Trung tâm phát triển âm nhạc truyền thống đến từng vùng để phục dựng chiếu xẩm, dạy xẩm, gây dựng từng thế hệ hát xẩm…”.

Gọi là “xẩm tàu điện” nhưng lại biểu diễn trên một sân khấu đóng hộp, ánh đèn sáng, loa tăng âm bên cạnh. “Chúng ta đành phải chấp nhận sự thay đổi của các hình thức này. Không thể đòi hỏi trở lại thập niên 80 với các toa tàu điện nữa. Quan trọng là cốt cách của làn điệu xẩm tàu điện được giữ lại”, PGS – TS – Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Đỗ Bảo chia sẻ.

 

http://hpa.gov.vn/trang-chu/xam-tau-dien-net-van-hoa-doc-dao-ha-thanh-a4536

http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/xam-tau-dien-mot-net-van-hoa-doc-dao-cua-nguoi-ha-noi-xua/40661.html

http://petrotimes.vn/xam-tau-dien-net-van-hoa-duong-pho-doc-nhat-vo-nhi-69040.html

http://www.vietnamplus.vn/phai-giu-duoc-von-co-roi-hay-noi-den-viec-phat-trien/170383.vnp

http://dantri.com.vn/van-hoa/xam-tau-dien-ke-chuyen-ha-thanh-xua-1351680980.htm

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?