TTTĐ- Vào lúc 15h ngày 3/3, Hội quán Di sản và Circle Group phối hợp với Ban quản lý phố cổ dưới sự bảo trợ của Hội sử học Việt Nam tổ chức tọa đàm “Ngày Tết nói về đạo Hiếu” tại đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Buổi tọa đàm có sự tham gia của diễn giả – Thượng tọa Tâm Hiệp cùng một số nhà nghiên cứu, diễn giả chuyên môn sâu trong lĩnh vực.
Ngoài các vấn đề liên quan đến chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ, các diễn giả cũng chia sẻ quan điểm của mình về một số nội dung như sự khác nhau giữa thói quen của người Việt trong ngày thường và ngày Tết, thói quen giao tiếp, thói quen làm cơm cỗ, thói quen trong sinh hoạt…
Tọa đàm Ngày Tết nói về đạo Hiếu
Thượng tọa Thích Tâm Hiệp sẽ nói chuyện về sự khác nhau giữa thói quen của người Việt trong ngày thường và ngày tết: thói quen giao tiếp (ý nghĩa của sự thay đổi trong chào hỏi, xưng hô giữa ngày thường và ngày tết), thói quen làm cơm cỗ (tại sao ngày tết cứ phải làm mâm cao cỗ đầy mà ngày thường không có), thói quen trong sinh hoạt (hay nói những điều tốt đẹp, tránh/không nói những điều xấu, không giết mổ, không quét nhà, tránh bước chân vào nhà người lạ… trả lời nguyên nhân vì sao lại có những thói quen đó?); những điều này nói gì về bổn phận của đạo làm người theo phong tục Á Đông? con người tự ý thức về đạo đức trong những ngày tết như thế nào? Đạo Hiếu thể hiện trong mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ; cá nhân với quê hương; đạo Hiếu với tổ quốc. Đạo Hiếu trong giáo lý nhà Phật như thế nào?
Phương Thu
Nguồn: https://tuoitrethudo.com.vn/toa-dam-ngay-tet-noi-ve-dao-hieu–n2044565.html