Tục lệ cúng rước ông bà giữ trọn chữ hiếu vào ngày Tết cổ truyền 01/03/2018

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người.

cung-30-tet

Đối với dân tộc ta, chữ Hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho tròn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta thường hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó cũng là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ Hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.

Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.

Vì vậy vào các dịp đầu năm mới, ngày giỗ, con cháu tề tựu đông đủ việc cúng tổ tiên được tổ chức long trọng.
Vào đúng giao thừa, người ta đặt thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

Nguồn: http://dinhdau.2017.vn/tuc-le-cung-ruoc-ong-ba-giu-tron-chu-hieu-vao-ngay-tet-co-truyen.html

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?