Tôn giáo Mianma có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do thái giáo, Đa thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân.
Mọi công dân Mianma được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và ton trọng tại những thành phố lớn. Phật giáo Người dân Mianma sùng đạo Pật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Mianma, cuộc sống của người dân không tất rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Mianma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch.
Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại. Trong các tín đồ Phật giáo ở Mianma có 99% là người Miến, Shan và Karen. Cả nước Mianma có khoảng 500000 sư nam và sư nữ (tnag và ni). Đạo Phật ở Mianma theo dòng Theravada, là Phật gáo nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Xri Lanca, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn. Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Mianma tiếp theo đã xoa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo. Cả nước Mianma có hàng vạn đền, chùa, Tháp, nằm rải rác trên khắ đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Mianma còn được gọi là đất nước Chùa tháp. Chùa thấp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2 .Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế kỷ nguyên Bagan (thế kỷ XI). Nhiều chùa tháp của Mianma thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất gi, bảoquanr xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ. Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa. Mianma cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,… được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện. Một số khu vực trong thiền viện cấm phụ nữ không được lui tới.
Vào các kỳ nghỉ hè hằng năm, học sinh từ 6 đến 16 tuổi cũng tạp trung ở đây làm ễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền. Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon là chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Mianma, được hình thành từ 2500 năm trước và được các triều đạo phong kiến Miến Điện tu bổ, mở rộng dần. Chùa Shewdagon tọa lạc trên một quả đồi cao, rộng, trên đỉnh tháp gắn nhiều kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và các loại đá quý, chùa được dát vàng nên lấp lánh dưới ánh mặt trời vào ban ngày và ánh điện về ban đêm. ỎYangoncòn có chùa Phật nằm, chùa Phật ngọc, chùa tóc Phật, chùa răng Phật, v.v.. rất độc đáo. Chùa Kyaikhtyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục. Mianma có nhiều học viện Phật giáo ở các thành phố lớn, nơi đã và đang đào tạo các sư có trình độ cao về Phật học. Mianma còn có trường đại học Phật giáo quốc tế tại Yangon, dành cho sinh viên từ hiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xri Lanca, Nêpan, Thái Lan, Campuchia, Lào,.. đến học miễn phí từ bậc đại học đến tiến sĩ. Thiên chúa giáo Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Mianma khoảng đầu thế kỷ XVII, hiện chiếm khoảng 5,6% số dân Mianma. Phần lớn tín đồ thiên chúa giáo là người Keren, Chin, Kachin, và người Miến theo Thiên chúa giáo dòng Baptis. Những thùa sai Thiên chúa giáo hoạt động rất tích cực từ thời thuộc địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh viện và các trung tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Mianma quốc hữu hóa. Hồi giáo Đạo Hồi tại Mianma chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây Mianma. Người hồi giáo dòng Rohingya sống chủ yếu ở các quận Maungdau, Buthidaung và Rathedaung – bang Rakhine. Từ nhiều năm nay, những khu vực này vẫn thường xảy ra xung đột quyết liệt giữa các giáo phái với nhau, đặc biệt là tín đồ Hồi giáo dòng Rohingya với tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo. Các tôn giáo khác gồm Do thái giáo, Đa thần giáo, Linh vật giáo,..chiếm khoảng 0,8% số dân Mianma.
Ngôn ngữ, tiền tệ, quốc hiệu, quốc khánh, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc phục. Ngôn ngữ: ngôn ngữ chính thức cảu Mianma là tiếng Miến Điện (Burma) thuộc nhóm Tạng – Miến Tiền tệ: đơn vị tiền tệ Kyat (K) – phát âm là “chat”, gồm có các mệnh giá: 5000K, 1000K, 500K, 200K, 100K, 50K, 20K, 10K, 5K và 1K; 1Kyat= 100 Pyat. Ngày độc lập: 4-1-1948 Ngày thành lập quân đội: 27-3-1942 Tết té nước cổ truyền: 13 tháng 4 hàng năm Quốc hiệu: Cộng hòa Liên bang Mianma ( The Repubic of the Union of Mianma). Quốc kỳ: quốc kỳ của Mianma hình chữ nhật, chia thành ba phần ngang bằng nhau với 3 màu: vàng, xanh và đỏ, ở giữa ngôi sao 5 cánh màu trắng. Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết giữa các dân tộc, cũng là màu Phật giáo; màu xanh tượng trưng cho ổn định; hòa bình và thống nhất; màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và quyết đoán. Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, minh bạch. Quốc huy: quốc huy của Mianma có một hoa văn hình tròn gồm bánh xe 14 răng và bản đồ Mianmataij vị trí trung tâm, bao quanh vòng tròn là bông lúa vàng. Bánh xe tượng trưng cho công nghiệp; 14 răng tượng trưng cho 14 bang và vùng; bảng đồ biểu thị hình dạng biên giới của Mianma; bông lúa vàng tượng trưng Mianma là đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước. Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu vàng canh gác. Tín ngưỡng quốc gia của Mianma là Phật giáo. Trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự tốt lành, còn là hóa thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia,bảo vệ tỏ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngôi sao năm cánh, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có ngôi sao năm cánh, tượng trưng cho độc lập dân tộc của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dãi trang trí màu vàng, trên đó dòng chữ “Cộng hoad Liên bang Mianma” bằng tiếng Mianma. Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974, khi đó có dòng chữ trên dải trang trí phía dưới quốc huy là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện”. Tháng 5-1989, đổi thành “Liên bang Mianma”. Ngày 22-11-2010, đổi thành “Cộng hòa Liên bang Mianma”. Quốc ca: bài hát quốc ca của Mianmacó tên là Gaba Majay Bama Payay. Nội dung là: chúng ta mãi mãi yêu nồn nàn đất mẹ Mianma. Chúng ta hiến thân vị Liên bang, chúng ta có chủ quyền, chúng ta hiến dâng vì Liên bang, gánh vác trọng trách, doàn kết nhất trí, bảo vệ vùng đất thiêng liêng này”. Quốc phục: tồn tại từ lâu đời trong xã hội, các công sở nhà nước và doanh nghiệp, đàng ông và phụ nữ đều mặc trang phục gọi là Longyi gồm áo kín cổ và váy quấn, đi dép hai quai chéo. Áo của đàn ông gồm 2 lớp, có cổ liền, khuy vải, ban ngày mặc áo màu sáng, buổi tối mặc áo màu đen, trên đàu đội khăn quấn màu trắng nhô ra một góc nhọn như hình chiếc lá. Phụ nữ không quấn khăn. Các dân tộc thiểu số mạc trang phục truyền thống cảu họ
(Sưu tầm)