Đồ thờ của ta (1) 24/09/2017

Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố

Theo lệ thường, năm nay cũng như mọi năm, Trường Bác Cổ có cử tôi ra nói chuyện bằng tiếng Pháp ở viện bảo tàng Louis Finot. Tôi nói hôm thứ hai vừa rồi, về đồ thờ của nước ta. Nay tôi viết ra quốc ngữ để độc giả xem.

Trước khi nói đến đồ thờ cổ, tôi nhắc qua những đồ thờ hiện tại. vẫn biết rằng có sách ta sach tây nói đến rồi( như quyển G.Duomoutier, Les symboles, les emblèmes et les accessoires du culte chez les Annamites), nhưng xét ra còn thiếu và có chỗ sai; vả lại, tuy nhiều nhà có bàn thờ, nhưng có nhiều đồ thờ hiện nay không biết tên là gì, tưởng cũng nên tóm tắt ra đây. Có nhiều thứ trông hình dạng giống nhau mà ở đình và ở nhà có khác nhau ở chỗ nét vẽ đường chạm, ít người để ý đến, thí dụ cũng một đôi câu đối, một bức hoành, thờ đình thì xung quanh chạm rồng hoặc tứ linh, ở nhà thì chỉ chạm triện hoặc bộ đồ triết chi. Tứ linh là con rồng, con ly, con rùa và con phượng, người ta thường gọi là long, ly, qui, phượng. Bộ đồ là tám cái quý báu (bát bảo), tức là bút, sách, quạt, gươm, lẵng hoa, đàn sáo, bầu rượu, túi thơ; nhưng mỗi nơi mỗi khác, có nơi làm pho sách, như ý, cuốn thư, lẵng hoa, bầu rượu, đàn tỳ bà, quạt vả phất trần: quyển L’art à Hue (Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1919, trang (626) có chép cả. Triết chi nghĩa đen là cành cây đã bẻ, tức là mỗi cái bát bảo cài vào một cành cây gọi là triết chi bộ đồ. Lại thí dụ như bức cửa võng, ở đỉnh thì chạm lưỡng long triều nguyệt (hai con rồng trầu mặt nguyệt), lục long ngự thiên (sau con rồng bay lên giời; về sự tích con rồng xin sem D Gieseler, Le mythe du dragon en Chine trong Revue archeologique, juillet décembre 1917, trang 104-170), ngũ phượng hàm thư (năm con phượng ngậm tờ thư); mà ở nhà thì chạm năm con dơi, tức ngũ phúc, hoặc phù dung con trĩ (chim trĩ đậu cành phù dung), liên áp (con vịt lội đầm xen), mai điều (chim sẻ đậu cành mai),v.v. Đại khái trong những loài quí, như rồng phượng, thì chỉ ông vua hoặc các đình thờ thần thờ thánh, mới dùng; nhưng lâu nay các nhà tư cũng đã dùng lẫn.

Lập ra đền thờ vì cớ gì? Muốn biết rõ  nguyên ủy, xin xem quyển Essai historique sur le sacrifice cảu ông Alfred Loisy (dãy 552 trang). Nói riêng về phong tục ta thì theo nghĩa “sự tử như sự sinh” (thờ người chết cũng như thờ người sống), nên mới lập bàn thờ để cúng cha mẹ, ông bà và các tổ tiên đời trước. Hai là do câu “hữu công tắc tự chi” (có công đức đối với dân, nên dân thờ cúng); vì thế mới có tục để thờ thành hoàng, tức là các vị công thần đời trước, nhưng cũng có khi là thần bất chinh, ba là thấy câu việc gì được linh ứng, cho nên thờ cúng và dựng đền đài, danh phủ.

Thường ở nhà quê ta mỗi làng có một ngôi đình để thờ thành hoàng và hội họp công dân, miếu hay miễu để thờ thần linh hoặc thổ thần- chùa hoặc am để thờ phật- điện thờ chư vị hoặc thờ thánh, như điện đức thánh Trần. Cũng có làng có miếu thờ thành hoàng, gọi là nghè; thần tích thần sắc đề ở đây thường nằm đến kỳ tế, rước ở nghè ra đình, tế xong lại rước vào. Cũng có làng rước sắc ở đình vào nghè để tế, tế xong lại rước ra đình.

Chính ra đình chỉ để hội họp; ngày xưa dùng để giao những sắc dụ và huấn lệnh của nhà vua, mỗi tháng cứ mồng một ngày rằm, các đàn anh trong làng họp các con em để giảng những huấn lệnh. Theo tục thờ thần thì mồng một ngày rằm họp nhau để tế, thường gọi là tế sóc (mồng một) vọng (ngày 15), cũng có nơi gọi là lễ vấn (do chư kinh lễ, con thờ cha mẹ sáng thăm tối viếng, tức là vấn an). Người nhà quê muốn tiện việc mới làmmột cái cúng ở trong đình theo hết chữ “công”, chữ “đinh”, chữ “môn”, chữ “quốc”: thể là trong cung thờ thần, ngoài đình hội họp. Cung ấy có nơi gọi là miếu, là điện. Chính miếu là nhà thờ của vua, như thái miếu, thế miếu; nhà thờ của dân gọi là gia miếu, tức là nhà thờ họ; sau gọi chung là các miếu thờ thần thánh như văn miếu. võ miếu, long thần miếu,v.v.còn mễu/ miễu do chữ miếu nói trạnh ra. Điện là cái nhà của vương hầu hoặc đền vua ngự, như điện Thái hòa; sau gọi rộng ra là đền thờ thánh, như điện thánh đức Trần. Đền cũng là nhà thờ thần thánh và các bậc anh hùng hào kiệt, như đền Hai Bà, đền trung liệt; chỗ vua chúa ngự cũng gọi là đền, như trong Nhị Độ Mai có câu “Tạ từ lạy trước đền rồng”. còn dinh, phủ, đài, tĩnh là bàn thờ hay miếu thờ thần về đằng chư vị, như dinh cậu, dinh cô, phủ Giầy thờ bà Liễu Hạnh, đài thờ âm linh, tĩnh thờ các bà, v.v. cây hương cây nhang thờ các vị thổ thần hoặc bản mệnh. Văn Miếu là miếu thờ Đức Khổng ở tỉnh; phủ và huyện gọi là văn chỉvà làng đều gọi là tứ chỉ, đều là cái nền để tế Đức Khổng. Võ miếu là miếu thờ đức thánh Quan. Đàn xã tắc thờ thần Xã tức thần đất và thần Tắc là thần lúa. Đàn tiên nông thờ thần làm ruộng

Tuy chia  ra như thế, nhưng gần đây hình như người ta nghĩ rằng “hữu thành tất hữu thần”, nghĩa là thờ cúng phải có lòng thành thì thần mới chứng cho, cho nên tiên đâu thờ đấy không được phân minh như trước; có chùa thờ cả bà Liễu và đức thánh Trần; có điện trên thờ tranh Phật Bà, rồi lại thờ lẫn tma phủ tứ phủ; có làng thờ ba bốn vị thần, cả dương thần âm thần, mà thờ cùng một cung, hỏi ra khi xưa nhà vua mới cho dân thờ thì mỗi vị đều có miếu riêng, sau vì dân làng ấy muốn tiện mới thờ chung như thế

Ở đình cũng như ở nhà, đều theo câu “sự vọng như sự tồn” (thờ người đã mất cũng như khi hãy còn). Trên ban thờ có cái ngai, ở nhà thì còn gọi là ỷ; ở đình thì chạm hai con rồng, ở nhà thì chạm “long hỏa”, nghĩa là một gốc cây hình như đâu rồng. Trước ban thờ thì bày tam sự hoặc ngũ sự; tạm sự thì ở giữa là cái bình hương, hai bên hai cây đèn; ngũ sự cũng như tam sự, có thêm hai ống cắm hương bày ở giáp bình hương. Tam sự hoặc ngũ sự bày thẳng một hàng phía ngoài trên hương án; còn phía trong hương án thì hai bên có hai cái lọ “độc bình”, không có lọ thì tiện hai cái ống cắm hoa bằng gỗ. Còn ở giữa thì bày một cái khay có chân quì, trên để ba cái đài, mỗi đài có một cái chén để đựng rượu; hai bên lại có hai cái đài nhỏ, để một bên cơi trầu, một bên bát nước. Có khi để ở giữa một cái kỷ tam sơn, hình ba đợt như ba tầng núi, ở giữa để lư hương, một bên trầu một bên nước, hoặc bên trầu bên rượu. Ngọc kỷ thì để thêm được bình hoa và ống hương

Ngai ở đình thường đặt lên một cái sập con ở trong cung cấm. Trên ngai có một cái long vị hoặc long bài, làm bằng gỗ, hình như người ngồ, ở giữa đề tên hiệu thần. Thường đặt một cái gương ở trước long vị, lấy nghĩa như ông quan cầm hốt. Làng nào thờ ba bốn vị thần, thì mỗi vị có một cái gương để trước long vị, và một cái lư trầm để ở ngoài cái gương. Mỗi vị lại có một hòm sắc bày ở trước ngai

Phía trong cửa cấm có một cái sập đặt những đồ tế lễ, Hương án để tẩn ngoài cửa cung, hai bên có hai con hạc, phần nhiều cao bằng người đứng; dưới chân hạc có tạc hình con rùa cho nên phong dao có câu : “Thương thay thân phân con rùa, trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia!”

Trước ngai bày một cái giá, gác ba ngọn gươm, người ta thường gọi là gươm vía hoặc gươm cẩn. Những vị thần nào khi sinh thời có công  đánh đông dẹp bắc thì có làm hai con ngựa gỗ, hoặc trắng hoặc đỏ, ở dưới chân có bánh xe; khi nào rước thì đem đi, để hình trạng khi đánh giặc. Đền Hai Bà Trưng có hai con voi để thờ, có lẽ khi xưa Hai Bà cưỡi voi đi chống Mã Viện cũng như bà Triệu chống quân Ngô

Hai bên gian giữa đình, có cờ, quạt, lọng lỗ bộ và bát bảo. Tàn lọng thì chắc ai cũng biết; chỉ có lỗ bộ, cần phải nói qua. Lỗ ở đây là cái mộc. Phàm đồ nghi trượng (tức đồ trần thiết trang nghiêm), thì cái mộc đi trước, cho nên lỗ đứng đần sổ (bộ) mà thành tên lỗ bộ. Lỗ còn nghĩa là nước mặn, nước bể. Phàm xe vua đi, trước phải rảy nước mặn cho ẩm đường đỡ bụi, cho nên lỗ đứng đầu sổ nghi trượng. Vậy thì lỗ bộ là tên chung tất cả những đồ hành ngơi trước sau đám rước nhà vua; mỗi đời vua có một nghị vệ riêng. Đời vua Lê Thai Tông (1433-1442) lỗ bộ cónhững thứ sau này; qua (giáo), phủ (rìu), việt (búa), chàng, phan, tinh, kỳ, mao, tiết (sáu thứ cờ), quạt lọng và quân kỵ mã (chép theo Lịch triều hiến chương, bản sao của Bác Cổ, số A 1551, quyển 20 tờ 20b).

Hiện thấy trước ban thờ đức thánh Văn Xương ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội) có một thanh đao trường, một nắm tay cầm bút, một cái búa, một cái quạt, một cái xích, một cái cờ tinh.

Còn đồ lỗ bộ, thì các đình thường có hai thanh mác trường, hai ngọn cờ tiết mao, hai cái dùi đồng, hai cái phủ việt (tức lưỡi búa hoặc lưỡi rìu), hai cái biểnmột cái khắc chữ tĩnh túc (nghĩa là yên lặng cung kính), một cái khắc chữ hồi tị (nghĩa là tránh đi). Theo tục ngày xưa, khi ra quân, những người có tang hoặc bất cự, đều phải tránh. Đám rước là hình trạng khi hành quân, cho nên có hai cái biển tĩnh túc và hồi tị

Có đình làm hai cái biển, hai cái phủ việt, bốn thanh gươm trường, một tay văn (cầm bút) và một tay võ (hình nắm tay). Có đình làm hai cờ tiết mao, hai long đao, một bán nguyệt, một xà mâu, một dao tứ nhĩ và một dao ngạc ba (tức đinh ba)

Gần cửa cung cấm trong đình, thường cắm một bên lá cờ, một bên cái biển, để chức tước của vị thành hoàng (thí dụ: lịch triều gia tặng, thượng đẳng phúc thần), người ta gọi là cờ vía, biển vía.

Có đình có một hai lá cờ đại, đến ngày hội mới kéo ở sân đình, và năm hoặc mười lá cờ ngũ hành. Cờ ngũ hành năm màu, giữa thêu rồng. Có cả cờ đuôi nheo để khi rước, reo cho những phu kiệu theo

Có rước mới đem kiệu ra, có khi rước có một cỗ mũ thờ, có khi rước cả ngai. Làng nào có thờ âm thần thì sắm thêm võng thờ. Long đình cũng là một thứ kiệu, nhưng có mui, dùng để đặt lễ phẩm trong khi đến làng khác lễ, hoặc để rước những bản văn tế, thường chỉ có bốn người khiêng, còn kiệu thì 16 người hoặc 32 người.

Nhà thờ của dân thì không có cờ, quạt, trừ những nhà quan thì có lọng, có biển; có nhà có cả lỗ bộ. Trong các đồ thờ ở tư gia lại có mấy cái khác, ở đình không có, là cái mâm xà và mâm qui; mâm xà làm như mâm gỗ vuông, có bốn chân, có cổ, có vai như hương án; trên mâm xà có cái mâm qui, làm chân như hình khung vuông, bốn bên đề ô vuông, trống không, đặt cả trên cái sập phía trong hương án, trước mặt cái  ỷ

Trên mặt ỷ có đặt thần vị. Thần vị tức bài vị, làm như hình người, giữa đề tên, thí dụ “Nguyễn Công húy Mỗ, thần vị”. thần vị thường đề chung các vị tổ tiên. Nhà nào thờ khám, thì trong khám để thần chủ. Khám hình như cái tủ, có cánh cửa mở ra đóng vào. Thần chủ làm bằng một phiến gỗ, trong viết tên học, ngày tháng người đã mất; có một cái hộp lồng ở ngoài, thí dụ : “ Cửu phẩm Nguyễn Công, húy Mỗ thần chủ”, chữ chủ ấy chỉ viết chữ vương, còn cái chấm phải mời một vị quan to đến chấm bằng son. Thường ngày đề thần chủ ở trong khám; gặp ngày kỵ ông bà nào mới đem thần chủ ấy ra, đặt trên ỷ để cúng; còn những ngày tết và ngày xuân thu, ngày đông chí, ngày chạp, thì đem tất cả ra cúng tế.

Trong các đồ thờ hiện tại có vài thứ từ trước còn lại ở một vài nhà, như cái cơi thồ và cái khay vuông; cơi thồ làm bằng gỗ, dưới tiện trên lồng, chỉ khác cái đài, là đài hình tròn, cơi thồ thì hình bầu dục, để đựng cau lễ; còn cái khay vuông là để bốn chén nước

Ấy đại khái đồ thờ ở đình ở nhà, theo đạo nho thì như thế; ngày nay có nhiều nơi không theo đúng như lễ cũ, cho nên nói qua ra đây để ghi lấy cái văn hóa nước nhà và bổ cứu cho bài Essai sur le đìnhet le culte du genie lulelaire des villages au Tonkin của ông Nguyễn Văn Khoan (đăng ở Bulletin de l’Ecole francaise d’Extreme-Orient, quyển XXX, trang 107-139) tưởng cũng không phải vô ích

Đến như đồ thở ở chùa là theo về đạo Phật, trừ những pho tượng ra, còn thì cũng tam sự ngũ sự, hoành phi, câu đối, như đình và tư gia. Chùa có khác đình, là đình thì có cờ, có quạt, có võng, có lọng, có kiệu, có long đình, có voi, có ngựa; mà ở chùa thì không có, vì đạo Phật theo thuyết hư vô, nên hết thảy những đồ thờ để kỷ công thì không dùng đến. Duy có khác đạo nho là có mấy ngọn phướn, mâm bồng, linh chử. Ngọn phướn của nhà Phật cũng như cờ biểnvía của các vị thành hoàng. Mâm bồng thì ai cũng biết là thứ mâm có chân cao thắt cổ bồng; nhưng ở chùa có thứ mâm bồng trên mặt tròn ở dưới hình như cái quả. Lĩnh chử thường làm hai đầu bình quả lựu, ở giữa thắt lại để cầm; cũng có cái, một đầu hình quả lựu, một đầu hình cái chuông: nhà chùa dùng trong khi lập dàn cúng, một vị sư cầm linh chử rung lên để chiêu âm hồn; chữ phạm (sanskrit) gọi là vajra, chữ Hán dịch là kim cương. Mỗi khi tụng kinh, có chuông và mõ, cũng có chùa có bàn nhạc khánh đá gậy thần trượng, có chùa có cả chiêng trống dùng khi cúng ở điện thờ bà Liễu phía sau chùa. Ở đình thì không có cảnh và mõ.

Còn như đồ thờ ở các đền, đài, dinh, phủ thờ chư vị, từ đức Ngọc hoàng xuống đến tam, tứ phủ, theo về đạo Lão. Đạo Lão là tổ nhà phù thủy, lấy về nghĩa có linh thiêng mới thờ. Thờ về phái ấy, hay lên đồng, mà đồ thờ thì dùng nhiều đồ mã, có khi đến chín, mười tầng, kề bình hương có đến bốn năm mươi cái. Trên mái điện thì rất nhiều nón mã, cái thì kiểu nón thúng quai thao của các bà dùng như bà Liễu Hạnh, bà Quỳnh Hoa, bà Quế Hoa, bà Thượng Ngàn,v.v. cái thì kiểu nón kình của các ông hoàng dùng, như ông Hoàng Ba, Hoàng Năm, Hoàng Bảy,v.v. Trên bàn thờ có nhiễu vàng xanh đỏ, thứ to là vàng các bà, thứ nhỏ là vàng các cô. Lại có những dôi hia, đôi hài bằng giấy, hộp gương lược, hộp trau cầu thuốc lá, đồ trẻ con chơi, thứ bằng bột, thứ bằng giấy, áo và khăn xanh đỏ, trắng, người ta gọi là khăn trầu áo ngự. Như thế thì trên mái và trên ban là đồ mã, xung quanh là đồ thật dùng khi lên đồng, chật hết cả, nên không bầy tam sự ngũ sự, chỉ có hoành phi câu đối, thì ở đình, ở nhà, ở chùa và đền đài, dinh, phủ, đều có cả.

Đến như đồ thờ ở văn miếu, thì hiện nay các tỉnh phải tuân theo(…) lục tổng của bộ Lễ ngày 28 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), xin lược ra như sau này: chính giữa văn miếu một cái kham thờ Đức Khổng Tử, hai gian tả hữu, mỗi gian hai khám thờ tứ phối (Nhan tử, Tăng tử, Tử tư và Mạnh tử), phía ngoài hai khám tả hữu, mỗi bên sáu bài vị tiền triết, đề trên bệ gạch, không có khám. Chính ra trước kia người ta vẫn gọi thập triết là mười vị, nay triều ta thăng vị Hữu Tử (nguyên tiên hiền) và Chu Tử (nguyên tiên nho), nên mới thành 12 vị tiên triết. Con hai bên hành lang, mỗi bên năm án thờ các vị tiên hiền và tiên nho, vị nào cũng có bài vị đề trên hương án. Ngoài ra, như mâm khảm, khay đài, chén và chai rót rượu, đèn nến và mâm bồng, đỉnh đồng, tam sự ngũ sự và giá thau, thì từ gian chính giữa và hai bên đều có cả duy cóphân biệt là gian giữa thì chén rót rượu bằng bạc, tam sự ngũ sự bằng đồng, còn hai bên và ngoài mái thì tam sự ngũ sự bằng thiếc hoặc bằng gỗ sơn. Ở văn miếu Hà Nội có nhiều đồ thờ bằng đồng, kiểu rất lạ. Bên đền khải thánh (tức là thờ vị sinh ra đức Khổng) đại khái giống bên văn miếu.

Cứ như thế thì ở bên ta chỉ có chùa và một vài đền như Đồng thiên thượng, mới thờ tượng, có phần nhiều thờ bằng bài vị

Nhà vua còn có một thứ tế nữa là tế giao, ba năm một lần. Đồ thờ thì quyển Buleetin des Amis da Vieuc Huế (năm 1914, trang 161-166, in lại năm)đã kể rồi, tôi không kể lại

 

                               Tri Tân, số 131, ngày 24 Février 1944

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?