Kiến trúc chùa, tháp
Như trẽn đã nêu, đạo Phật có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thái Lan. Các gia đình thường tạo điều kiện để trẻ em có được những sinh hoạt gắn bó với nhà chùa như đến chùa để làm trẻ chùa, hoặc thực hiện các nghi thức để sau làm tiểu hoặc làm sư. Trẻ em thường được gửi tới chùa ở độ tuổi 8 – 9 tuổi cho tới 17 -18 tuổi để làm trẻ chùa. Tại đây trẻ em sẽ được dạy dỗ vào buổi chiều và buổi tối theo các nghi thức của đạo Phật cũng như ôn tập bài vở của nhà trường, trẻ em ngủ lại chùa, thực hiện một số việc phục vụ trong nhà chùa như dọn dẹp sân vườn, phục vụ cơm nước vào buổi tối và buổi sáng. Hàng ngày chủng vẫn đi học ở các trường phổ thông như mọi trẻ khác, buổi trưa và buổi chiểu ở lại gia đình và đến chiều tối thì mới tới chùa. Từ đó người ta thấy ở chùa thường có cảnh trẻ em học bài với sự hướng dẫn của sư sãi ở chùa và thường được rèn luyện để có kỷ luật tốt và thường là những trẻ em ngoan và học giỏi. Ngoài thời gian ở chùa thì các em vẫn giúp đỡ gia đình. Ở độ tuổi lớn hơn nhiều gia đình cho trẻ thực hiện các nghi thức để làm tiểu, các lễ phong tiểu thường được thực hiện vào tháng 7 hàng năm theo những nghi thức nhất định và đến độ tuổi 20, nếu các gia đình có nguyện vọng thì trẻ em sẽ được nhà chùa đõ đầu để thực hiện các nghi thức trở thành sư của chùa.
Với đặc điểm đời sống tinh thần gắn bó với đạo Phật như vậy nên ngôi chùa ở Thái Lan đã trở thành một trung tâm sinh hoạt của cộng đồng, và vì thế ngôi chùa ở Thái Lan không chỉ là một công trình đơn lẻ mà là cả một quần thể với nhiều công trình có những chức năng khác nhau tuy cùng nhằm một mục tiêu là tiến hành những hoạt động tín ngưỡng, nhưng là một loại tín ngưỡng đã được xã hội hóa cao độ để trở thành một trung tâm sinh hoạt Văn hóa và giáo dục được phát triển hết sức rộng rãi trong cư dân Thái Lan. Bình quân trên toàn quốc cứ khoảng 3 nghìn dân có 1 ngôi chùa. Góp công, góp sức cho việc chăm lo tu sửa ngôi chùa được coi là một công đức lớn cho gia đình và cho con cháu.
Vào thời kỳ sau khi kết thúc chiến tranh giữa Thái Lan với Myanma, vương triều Thôn Buri và sau đó là vương triều Bangkok đã có nhiều nỗ lực xây dựng lại đất nước. Các Công trình kiến trúc được mọc lên hàng loạt tại Thon Buri và ở kinh đô Bangkok. Thời kỳ này các kiến trúc tháp không còn là yếu tố hàng đầu trong hệ thống kiến trúc của Thái Lan mà vị trí trung tâm chính là các Bot tức gian chùa chính là nơi đặt tượng Phật, tiến hành các nghi lễ và tụng kinh. Bot được lợp mái, quy mô to nhất là ở Vat Pô (29x50m).
Chùa Phật Ngọc với bức tường thành cô còn giữ lại
Điển hình nhất và đẹp nhất chính là Bot ở Vat Phrakeo (chùa Phật Ngọc). Chùa được xây trên quảng trường Prama nằm trong trung tâm của thành phố. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất của Thái Lan được xây ngay trong khu Hoàng cung. Khách nước ngoài đến Thái Lan đều dành thời gian tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa này. Vua Thái Lan thường vẫn đến chùa Phật Ngọc để lễ Phật vào những ngày hội hàng năm.
Điều gây ấn tượng đặc biệt ở kiến trúc chùa Thái Lan là sự phát triển đến cao độ cấu trúc của bộ mái để trở thành một bộ phận không đơn thuần chỉ có chức năng che phủ chống mưa nắng mà còn là một hình tượng nghệ thuật giàu tính trang trí. Trong điểu kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm, kiến trúc ở các nước Đông Nam Á nói chung đều thể hiện có sự quan tâm đặc biệt đến bộ mái dựa trên một bộ khung vững chắc bằng gỗ tốt và lớp che phủ bằng vật liệu đất nung (ngói men) giúp công trình chống đỡ tốt với mưa nắng. Hình ảnh mái cong là điều kiện dễ nhận thấy trên các công trình truyền thống của các nước này, nhưng ở Thái Lan cách cấu tạo mái đã có một hình ảnh vỏ cùng đặc sắc về cấu tạo mái nhiều lớp, ngói men nhiều màu và trang trí gờ mái rất phong phú.
Kiến trúc nhà dân gian
Kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống của Thái Lan có đôi nét gần gũi với nhà ở dân gian của nhiều địa phương khác trong vùng Đông Nam Á, đó là sự thích ứng với khung cảnh thiên nhiên nhiều sông ngòi, đầm lầy và dạng nhà đầu tiên được khai thác là loại nhà trên cọc (nhà sàn). Việc làm nhà của người dân Thái Lan cũng thường gắn liền với các tập tục và tín ngưỡng đối với nhiều loại thần linh. Ngôi nhà sàn truyền thống thường có phần nhà chính và
Một số hình ảnh kiên trúc nhà dân gian Thái Lan
có sàn hiên với cầu thang đi lên và sô’ bậc thang bao giò cũng là số lẻ (họ quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma vào nhà). Vật liệu làm nhà là những thứ dễ có trong tự nhiên như tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ hay lá turn (một loại cây gỗ tếch mọc hoang dại ở Thái Lan). Nhà sàn ở những vùng có ngập nước thì được làm với cột chống đỡ cao hơn, những nơi không ngập nước thì cũng được dựng trên các cột để có chỗ làm chuồng nuôi súc vật.
Trong ngôi nhà ở, thường có bàn thờ Phật ở vị trí hơi cao và nhìn ra phía cửa chính, trên có tượng Phật nhỏ và những dụng cụ nghi lễ, các đồ dùng để đựng các đồ lễ, nơi đặt bàn thờ Phật được coi là nơi linh thiêng nhất và mọi sinh hoạt trong nhà đều thể hiện sự tôn trọng đối với nơi linh thiêng này. Nhiều nhà còn có miếu thờ thần bằng tranh, tre đơn giản ở bên lối vào chính để thờ các thần linh được coi là một việc làm cần thiết giúp cho gia đình tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau. Người dân thường cũng có những lễ nghi liên quan đến việc dựng ngôi nhà mới hoặc khi dọn đến ở ngôi nhà mới với những hình thức lễ nghi khác nhau tùy theo từng vùng.
Ngôi nhà truyền thống ở Thái Lan làm bằng gỗ cứng và có sàn nằm trên những cây cọc, tạo ra không gian ở nơi người ta ăn ngủ sinh hoạt là ở trên cao rời khỏi mặt đất. Đây là một cách thức làm nhà giúp cho người ta giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật, vì ở đây trong suốt nửa năm liền thời tiết luôn ẩm thấp. Khoảng không gian bên dưới sàn được để trống và vào thời gian nóng nực nó còn được dùng là nơi làm việc, thường là chỗ đặt khung cửi dệt vải.
Sàn nhà có hình chữ nhật, xung quanh có mái hiên che. Khoảng không gian chính ngôi nhà thường bao gồm một phòng khách và vài phòng ngủ.
Giày dép được quét dọn và lau chùi kỹ lưỡng, người Thái sống sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày và thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
Ngôi nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một vài ngôi nhà phụ, có tường rào vây quanh. Nơi làm kho để chứa thóc lúa và các loại ngũ cốc nằm tách biệt riêng, còn nhà bếp và nơi chứa nước thì nằm liền sát với ngôi nhà chính. Người Thái sống ở vùng châu thổ lấy nước ăn từ các con sông và các klong (kênh rạch), còn những người ở miền Bắc và Đông Bắc thì dùng nước giếng.
Từ những bước sơ khai của ngôi nhà dân gian, nhà ở ngưòi dân Thái Lan đã có nhữhg bước phát triển cả về cấu trúc, kỹ thuật lắp dựng cũng như trang trí nghệ thuật, vẫn trên cơ sở các loại vật liệu thô sơ là thảo mộc (chủ yếu là gỗ) cấu trúc của ngôi nhà ngày càng phong phú và có cấu tạo phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong sinh hoạt ăn ở. Giống như tình hình chung của vùng khí hậu nóng ẩm, đó là một loại kiến trúc mở với những biện pháp nhằm tạo ra khả năng thông thoáng tối đa cho ngôi nhà. Đối với những gia đình khá giả thì các bộ phận cấu trúc của ngôi nhà cũng được trang trí rất phong phú với những kiểu chạm khắc hình hoa lá và chim muông. Ở trung tâm thủ đô Băng Cốc hiện còn giữ lại một ngôi nhà gỗ được xây dựng theo truyền thống Thái Lan và được phát triển ở trình độ rất cao về cấu trúc cũng như hình tượng nghệ thuật và các kiểu trang trí mà nay được sử dụng như một bảo tàng về loại hình nhà tiêu biểu của truyền thống kiến trúc dân gian ở Thái Lan (công trình này thuộc quyền sở hữu của một người nước ngoài và ngôi nhà hiện nay được coi là bảo tàng mang tên ỏng: Jim Thompson, ông cũng sưu tâm và lưu giữ trong ngôi nhà này rất nhiều hiện vật của nghệ thuật truyền thống của Thái Lan, đó là những sản phẩm nghệ thuật thủ công với những loại hình rất phong phú).
Nguồn: http://bianphuongdong.com/cac-kien-truc-truyen-thong-tieu-bieu-o-thai-lan/