Kiến trúc Phật giáo tại Indonesia 18/08/2017

PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA 

image
Phật giáo là tôn giáo cổ nhất thứ hai tại Indonesia, sau Ấn giáo. Trước khi hai tôn giáo này được truyền vào Indonesia, người ta tin rằng thiên nhiên có một sức mạnh phi thường. Người dân thờ cây và đá như những vật thiêng do tin rằng đây là nơi mà những đấng quyền năng trú ngụ.

Ấn giáo được truyền vào Indonesia vào khoảng thế kỷ thứ hai. Hai vương quốc lớn đầu tiên (Tarumanegara ở phía tây Java và Kutai ở phía tây Borneo) được xây dựng trên Ấn giáo. Phật giáo thâm nhập vào Indonesia một vài trăm năm sau đó. Phật giáo đạt tới đỉnh cao của nó khi đất nước này nằm dưới sự cai trị của triều đại Sriwijaya. Triều đại này đã từng biến Idonesia thành  một vương quốc Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 14.  Trong thời gian này, nhiều trường đại học và tu viện Phật giáo được xây dựng và các học giả nổi tiếng của Phật giáo như Dharmapala và Sakyakirti đã dạy tại đây.  Vương quốc lớn thứ hai theo Phật giáo là Mataram do bộ tộc Sailendra cai trị từ thế kỷ thứ 8 và 9 tại miền trung Java. Nhiều ngôi đền Phật giáo được xây và kinh điển được khắc trên các phiến đá trong thời kỳ này.

Một trong những ngôi đền xây dựng vào thời kỳ được nhiều người biết đến nhất là Borobudur, một trong bảy kỳ quan của thế giới. Borobudur thể hiện ba quan điểm về vũ trụ theo truyền thống Kim cương thừa của Ấn Độ. Đỉnh của kiến trúc là một cái tháp, thể hiện tánh khái niệm về tánh Không hay Sunnata. Hàng năm vào ngày rằm tháng năm, lễ Vesak ( gọi là Tri Suci Waisak trong tiếng Indo) được tổ chức tại Borobudur để  tưởng niệm ngày sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn của Đức Phật.

Trong thời kỳ cai trị của vương quốc Majapahit từ thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ 15, Phật giáo và Ấn giáo cùng tồn tại một cách hòa bình với nhau. Sau khi triều đại Majapahit sụp đổ, Hồi giáo được những thương nhân từ Gujarat, Ấn Độ đưa vào Indonesia và ảnh hưởng của Phật giáo bắt đầu suy giảm mạnh kể từ đó và chỉ còn tồn tại giới hạn trong các khu vực phía đông Java và Bali.

Sự hồi sinh của Phật giáo
Vào năm 1934, hòa thượng Narada Thera, một tu sĩ truyền giáo nổi tiếng từ Sri Lanka viếng thăm Indonesia lần đầu tiên. Viếng thăm Indonesia là một phần của chuyến đi để hoằng dương giáo pháp vào các nước Đông Nam Á của ngài. Buổi lễ trồng cây Bồ đề được tổ chức trước Borobudur vào ngày 10/03/1934 với sự chúc phúc của hòa thượng Narada Thera, một số nam cư sĩ được thọ giới để trở thành tu sĩ.

Vào khoảng năm 1955, Phật giáo bắt đầu quay trở lại Indonesia khi một tu sĩ tên Ashin Jinarakkhita khởi sự một chuyến đi  đến nhiều nơi khác nhau trên Indonesia để hoằng dương giáo pháp. Kể từ đó, truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy do các  các nhà sư bản địa được huấn luyện tại Thái Lan dẫn dắt đã bắt đầu hồi sinh trên đất nước này, mặc dù truyền thống Đại thừa vẫn còn để lại dấu ấn đậm nét.

Các sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy hành thiền và đọc kinh vào buổi sáng tại tu viện Dhammacakka tại Jakarta, Indonesia.
Phật giáo là một trong năm tôn giáo được chính phủ Indonesia công nhận. Bốn tôn giáo kia là Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành và Ấn giáo. Theo cuộc điều tra dân số thực hiện vào năm 1990, đại đa số dân Indonesia theo Hồi giáo (chiếm khoảng 87%). Khoảng 1,8 triệu (ít hơn 1% dân số) theo đạo Phật. Thống kê dân số Indonesia theo các tôn giáo khác nhau như sau:
Hồi giáo: 87%
Thiên chúa giáo: 10 %
Ấn giáo: 2%
Phật giáo: 1%
Các tỉnh có tỷ lệ phật tử tương đối cao là Jakarta, Riau, bắc Sumatra và tây Borneo. Đại đa số phật tử theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy. Hai tu viện Phật giáo lớn nhất tọa lạc tại bắc Jakarta ( Sunter) và tây Java (Pacet). Không may, vì những người theo đạo Khổng và đạo Lão không được Hiến pháp thừa nhận, những người theo hai tôn giáo này thường tự nhận họ là “phật tử”, vì vậy người ta tin rằng  số phật tử tại Indonesia còn ít hơn con số thống kê chính thức.

CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA

MUARO JAMBI TEMPLE COMPOUNDS

Muaro Jambi (Indonesian: Candi Muaro Jambi)  là chùa Phật  tổng hợp, tọa lạc ở tỉnh Jambi , Sumatra, Indonesia.  Chùa xây vào triều đại  Melayu ,  26 km  về phía đông thành phố Jambi. Chùa xây từ từ thế kỷ 7 đến 13. Chùa có 8 ngôi và chiếm 12 km vuông, kéo dài 7,5 km  theo sông Batang Hari  Đây là một di tích lớn nhất ở Đông Nam Á
Triều đại  Melayu hiện diện từ  1025  khi vua Ấn Độ  triều đại Chola  tấn công và phá hủy thủ đô Sumatra.  Triều đậi này chấm dứt năm 1278  khi vương triều  Singhasari ở Java tấn công thành phố  và bắt toàn bộ hoàng gia. Phong cảnh này do người Đức khám phá  vào thế kỷ 19. Nay thì được xếp vào Di tich quốc gia.

File:Candi Gumpung Muarojambi.jpg

BATUJAYA
Batujaya là một thắng cảnh ở một làng thuộc Batujaya, Karawang  ở  tây Java, Indonesia.Nơi này rộng 5 km vuông gồm 30  kiến trúc. Cảnh trí này do trường Đại học  Indonesia  khám phá năm  1984. , Có nhiều ao hồ,  các quang cảnh đều xây bằng gạch trộn vôi và hồ gạo.  Có hai kiến trúc là chùa, trong đó có chùa  Jiwa , nay thì được tái thiết. Theo Dr Tony Djubiantono, giám đốc Khảo cổ Bandung Archeology Agency, Jiwa  thì chùa được xây vào thế kỷ 2.was built in the 2nd century.
Nhà nước Indonesian thì bỏ mặc, nhưng Ford   trợ cấp cho việc nghiên cứu và tái thiết khu Batujaya tổng hợp   .

MENDUT (Candi Mendut)

Mendut là một chùa Phật xây khoảng thế kỷ 9 ở làng  Mendut, Mungkid  ngoại ô quân  Magelang Regency, Central Java, Indonesia. Chùa cách Borodur 3 km  về phía đông. Borobudur. Mendut, Borobudur and Pawon,  đều là chùa Phật  nằm trên một đường thẳng . Đây cũng là nơi tu họp nhiều tôn giáo  giữa ba chùa.

File:Mendut Temple Afternoon.jpg

File:COLLECTIE TROPENMUSEUM De Candi Mendut TMnr 10015974.jpgFile:Buddha Mendut.jpg

PAWON ( Candi Pawon)
Pawon (known locally as Candi Pawon) là một chùa Phật ở  Central Java, Indonesia., ở giũa  hai chùa Phật  Borobudur (1.75 km  ở đông bắc và chùa  and Mendut (1.15 km (0.71 mi) về phía tậy nam, xây khoảng  triều đại  Sailendra  ( thế kỷ 8-9). Các chạm trổ xưa hơn Borobudur. Ba chùa Borobudur-Pawon-Mendut  đều nằm trên một đường thẳng.

Pawon temple, 1900.
File:Kalpataru Candi Pawon.jpg Relief of Kalpataru tree on the outer wall.
KALASAN
Kalasan (Indonesian: Candi Kalasan),  Candi Kalibening, là một chùa Phật ở thế kỷ 8. ở Indonesia, cách  Yogyakarta  13 km về phía đông  trên đường đến  chùa  Prambanan , và phía nam giữa  Yogyakarta and Surakarta. Dù được người Đức tái thiết từ thời thuộc địa, nay chùa đang xuống cấp.
File:Kalasan Temple.jpg 
Kalasan Temple
File:Kalasan Kala.jpg
The giant Kala’s head on the southern door

SARI TEMPLE Candi Sari (Indonesian: Candi SariCandi Bendah),  là chùa Phật vào thế kỷ 8, ở  làng Dusun Bendan, Tirtomartani village, Kalasan, Sleman regency, Yogyakarta.  Chùa ở cách chùa Kalasan 130 m về phía bắc, có hai tầng bằng gỗ sàn, cầu thang cũng bằng gỗ. nay thì hư hại, không còn nữa.  Chùa này là tu viện cho các tu sĩ ở. Chữ  Sari hay  Saré có nghĩa là ngủ.  LE ( Candi Sari)

Candi Sari

The replica of Candi Sari in Dutch East Indies pavilion, Paris Exposition Universelle (1900)
SEWU
 Sewu   là một chùa Phật x6ay vào thế lkỷ 8, ở phìa bắc cách Prambanan in Central Javaan  800m. . Candi Sewu là cảnh chùa lớn thứ hai  ở  Central Java sau  Borobudur. Candi Sewu xây trước  “Loro Jonggrang“.  Kiến trúc này có 249 ngôi chùa nay thì lên đến hàng ngàn chùa.  Tên chính thức xưa là Manjusrigrha.

The Sewu temple compound

 
 Sewu Temple
File:COLLECTIE TROPENMUSEUM De Candi Sewu TMnr 10016113.jpg
Chùa  chính Sewu trước khi tái thiết
File:Sewu Aerial view.jpg
Cảnh chùa từ trên không nhìn xuống
 File:Sewu09 43.jpg
 Tượng Bồ tát ở trên tường
 Cành chùa hoang phế

CANDI PLAOSAN

Candi Plaosan, hay tổng hợp  ‘Plaosan Complex’, là một tập hợp chùa Phật giáo  ở làng Bugisan, quận  Prambanan  thuộc, Central Java, Indonesia, cách nhà thờ Hồi giáo  Prambanan về phía tây bắc một km  Candi Plaosan  chiếm diện tích  2,000  met vuông  và ở độ cao 148 m trên mặt bể. Sông Dengok  gần đó, khoảng 200m.  Xung quanh chùa Candi Plaosan là đồng lầy, nhiều thảo mộc như chuối và bắp

 File:Plaosan Temple.jpg

Một trong hai chủa chính Plaosan Lor compound.

 File:Avalokitesvara Plaosan.jpg
Hình Quan Âm trên tường.
File:Plaosan Temple Guardian.jpg Dvarapala, the giant guardian in front of Plaosan Temple.(Tượng Hộ Pháp ở trước chùa)
 File:Candi-plaosan 09N8085.jpg
 Candi Plaosan
 File:Candi-plaosan 09N8077.jpg

Candi Plaosan

 File:Candi-plaosan 09N8093.jpg
 trong chùa
 

 

JABUNG

Jabung  là chùa Phật giáo xây khoảng thế kỷ 14,  vào triều dại Majapahit  ở làng  Jabung Paiton, Probolinggo, đông  Java. Chùa xây mái ngói, cao khoảng 16, 20m. Vua  Hayam Wuruk  đã đến thăm trong dịp ngài đi khắp Đông Java năm 1359 CE.Cách kiến trúc giống như chùa
Bahal temple  ở  Padang Lawas, thuộc bắc  Sumatra.

File:Candi Jabung B.JPG
 Jabung temple
File:Candi Jabung D.JPG
 The detail of kala‘s head on upper part of the niche
 File:COLLECTIE TROPENMUSEUM De Candi Jabung bij Probolinggo TMnr 60014019.jpg
  Jabung temple in 1866
Nguồn: http://giahoithutrang.blogspot.com/2013/06/nghe-thuat-kien-truc-phat-giao_17.html

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?