Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp. Hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan (tức là thầy, thầy giáo).
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư.
Kiến trúc Phật giáo Lào có nhiều nét giống Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện với những chùa vàng và tháp.Đạo Phật được xem là quốc giáo của Lào. Với khoảng 1.400 ngôi chùa trên cả nước, thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung của hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, có giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: chùa Heavy Buddha được xây dựng từ thế kỷ 1, là trường học của rất nhiều thế hệ nhà sư; Chùa PraKeo rất đặc biệt và độc đáo với pho tượng Phật Phra Bang (đúc bằng vàng tại Sri Lanka) được vua Fa Ngum mang từ Angkor về Viêng Chăn trong thế kỷ XIV. Pho tượng này quý hiếm, được xem là biểu tượng của Phật giáo Lào. Ngoài ra còn những chùa rất lớn và rất nổi tiếng như: chùa Ông Tự, Vat Ho Pra Kẹo (Vạt Pra Kẹo), That Luang (Thạt Luổng)…
III. CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀO
Luang Prabang là Thủ đô của Vương triều Lan Xang thế kỷ 14, thời kỳ hưng thịnh của Lào dưới triều Vua Xê-tha-thi-lát, nhưng năm 1545 chiến tranh xảy ra liên miên, Vua Xê-tha-thi-lát quyết định dời kinh đô đến Viêng Chăn.
Luang Prabang cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 425 km về phía bắc, rộng 16.875 km2. Với các giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, năm 1995, cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995 và được Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ xếp hạng là một trong mười thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở châu Á.
Là một thành phố cổ có nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, những cung điện được xây vào thế kỉ 14, hàng chục ngôi chùa cổ với các nét riêng độc đáo như chùa Xiang với những bức tranh tường kể lại tích Phật bằng nghệ thuật Moniac; chùa May với lối nét độc đáo của mái ngói 5 tầng cùng những chi tiết trang trí tuyệt vời; những dãy phố đáng yêu và bình lặng với những ngôi nhà gỗ dọc hai bên đường hay bức tranh thiêng liêng và thanh toát của những tăng lữ với màu áo cam rực đi khất thực trên phố vào mỗi sáng.
1. WAT XIENG THONG
Wat Xieng Thong ( Temple of the Golden City) là chùa Vàng ở thủ đô., ở phía bắc bán đảo Luang Phrabang, Laos. Đây l2 một chùa quan trong nhất của Lào. . Chùa bảo tồn cac di tích, tinh thần tôn giáo, hoàng gia và nghệ thuật truyền thống Lào. Chùa xây năm 1559- 1560 do hoàng gia b3o trợ, và vua lên ngôi ở đây. Chùa chạm khắc về cuộc đời của Phật tổ, về luân hồi
2. WAT VISUNNARAT (WAT VISOUN ) Ở LUANG PRABANG
Chùa xây năm 1513 dưới triều vua Wisunarat (Visoun). Đây là chùa cổ nhất ở Luang Prabang. Trước kia chùa bằng gỗ sau bị hỏa hoạn năm 1887 dco quân Cờ Đen Trung Quốc.
Sau được tái thiết bằng gạch thành tháp ( stupa) năm 1503 với các tượng Phật. Sau trở thành Bảoi tàng viện nghệ thuật tôn giáo ( Museum of Religious Arts), nay là bảo tàng Phật giáo và hoàng gia.
B. VIENTIANE
Về That Luông, truyền thuyết Phật Giáo có kể lại rằng: Vào năm 326 Phật Lịch thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) năm nhà sư người Lào là Phạ Maha Lattanathela, Pha Maha Chumlalattatnathela, Pha Maha Suvannappasathatthela, Phạ Maha Chunlaxuvannapasathatthela và Pha Maha Xangkhavixatthela sau khi du học tại Ấn Ðộ trở về nước, họ có mang về chiếc đầu gối của đức Phật.
Năm vị sau nầy đến Mường Vientiane và thuyết phục Châu Mường là Chămthabuli Paxitthisac cho dựng That Luông để cất giữ xá lợi của Phật. Châu mường vui sướng nhận lời và cho dưng lên ngôi tháp Ðại Phật Tích (That Luông). Trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vùng Ðông Nam Á, thì That Luông tiêu biểu cho nền kiến trúc và điêu khắc cổ của xứ Lào (tên cũ là Lang Xang). That Luông theo nghĩa tiếng Lào là “Ngôi tháp vĩ đại”, được xây dựng trong tời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước Lan Xang, thời trị vì của nhà vua Xệt Tha Thi Lạt.
Vào năm 1911, trong khi nghiên cứu về That Luong, nhà khảo cổ học Henri Parmentier người Pháp đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã chùm lên và che lấp một ngôi chùa cổ. Xệt Tha Thi Lạt là vị vua trẻ tuổi tài ba, một trong những đấng minh quân của dòng họ Pha Ngừm. Con cháu Pha Ngừm dược kế thừa ngôi vua của đất nước nầy. Cha của Xẹt Tha là hậu duệ đời thứ tám của Pha Ngừm, được thừa kế ngôi vua bên vợ là vua của nước Lan Na (một trong những tiểu quốc của Tày-Thái). Sau nầy, ngôi của hai nước được truyền lại cho Xệt Tha Thi Lạt.
Việc cáng đáng một lần cả hai ngôi vua cách xa nhau hàng trăm dặm đã gây nên nhiều khó khăn cho nhà vua trẻ. Do những tranh chấp về quyền lực mà một số nhân vật trong phe Cựu hoàng đã kết thân với nước Miến Ðiện để mượn tay nước nầy tôn phò nữ hoàng Chi Ra Pa Tha – dì ruột của vua Xệt Tha Thi Lạt – lên ngai vàng một cách dễ dàng. Cũng từ đó, quân Miến Ðiện đã không ngừng tấn công xâm phạm lãnh thổ của Lan Na và Lan Xạng. Quốc Vương Xệt Tha Thi Lạt đã tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tổ chức quân đội. Cùng với việc dời kinh đô đến Luang Prabang về Vientiane, một loạt những công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất đã được xây dựng, trong đó, đứng đầu là That Luông.
That Luông được xây dựng trong suốt ba năm 1563-1566, trên nền của một ngôi chùa cũ vách thủ đô Vientiane chừng hai cây số. Ðây là một trong những ngọn tháp lớn nhất của đất nước Lào, với diện tích đánh là 90m X 90m, cao 45m. Khối trung tâm có đế là một đài sen hình vuông với những cánh vàng nở tung ra bốn phía.
Trên đài sen là một bệ cao, cũng xây theo hình vuông và cấu trúc theo dạng từng lớp, lớp dưới là những nấc vuông, càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra, thành một gờ nổi lớn, làm thành giá tựa cho khối hình quả bầu thon thả ở trên. Miệng của quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ khối trung tâm nhuộm một màu vàng rực rỡ. Theo truyền thuyềt thì xưa kia khối nầy được lợp bằng vàng lá. Khối đỉnh được dựng trên một nền cao to, có bốn mặt cong như hình bán cầu, bề mặt trơn láng, phủ một màu trắng xoá. Bao quanh khối cong đó là 30 ngọn thạt nhỏ màu vàng có hình dáng tương tự như khối đỉnh bên trên. Những thạt nhỏ nầy được đặt lên trên một bệ hình chóp cụt màu trắng, bốn thạt ở bốn góc cao hơn so với thạt bên cạnh. Trên mặt các thạt nhỏ có ghi những câu “Ba La Mật” (Paramita), bằng tiếng Pali. Chung quanh các thạt nhỏ là hồi lang vuông, có lan can baoi bọc ở phía ngoài. Trên dãy lan cao có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, trong có đặt một pho tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm có trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có bốn tháp nhọn và cao. Hồi lang tiếp theo cũng được trang trí tương tự như thế, nhưng trên bốn trục chính, còn có bốn ngôi đền với dãy tam cấp được trang trí hình thủy quái Maccara và rắn thần Naga. Toàn bộ ngôi tháp dược ngăn cách với không gian chung quanh bằng một dãy hồi lang vuông lớn như một cái sân, có tường cao bao bọc và có bốn cổng. Những tường hồi lang của Thap Luông đều được tô màu xám. That Luông là mô hình tháp Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Ðộ, là hình ảnh tượng trưng cho ngọn núi Tu Di (Meru), mà đỉnh trung tâm chính là đỉnh thần sơn Meru. Các tháp nhỏ bao quanh là những vòng núi, những bậc tam cấp có hình thủy quái là đại dương. Ðây cũng là hình ảnh của cõi Niết Bàn, mà những vị sư Phật Giáo Tiểu thừa mường tượng ra khi thiền định. Phật Giáo Tiểu Thừa quan niệm rằng: Niết bàn là nơi giải thoát con người khỏi ba loại khổ gắn liền với ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhằm đạt đến trang thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của That Luông là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới.
Thạt Luông