Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được nhân dân tôn sùng và dựng tượng ở nhiều nơi. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam và ở nước ngoài đều dựng đền thờ, dựng tượng của Ngài. Tiêu biểu phải kể đến như:
- Tượng Trần Hưng Đạo ở thành phố Hồ Chí Minh
- Tượng Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định
- Tượng Trần Hưng Đạo ở Quy Nhơn, Bình Định
- Tượng Trần Hưng Đạo ở núi Nhồi Thanh Hoá
- Tượng Trần Hưng Đạo ở Trường Sa
- Tượng Trần Hưng Đạo ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa…
Những bức tượng của Trần Hưng Đạo đa phần là tượng đài lớn dựng ở các quảng trường, ven sông, biển, những nơi có địa hình và không gian rộng, được xây dựng với tư thế hiên ngang hùng dũng, can trường của một vị tướng tài giỏi, một vị Thánh của dân tộc Việt. Gần đây nhất, bức tượng mang tên Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dựng ở đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bức tượng như một minh chứng cho chủ quyền của dân tộc ta với quần đảo này.
Từ trước tới nay, đa phần những bức tượng về các danh nhân văn hóa ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những bức tượng hoành tráng ngoài trời hoặc những bức tượng nhỏ trong các đền thờ. Để hỏi một người Việt Nam có thể hình dung ra vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo như thế nào ắt hẳn rất khó, bởi những bức tượng một là quá lớn hoặc được làm theo lối mô tả thuận cho việc thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian, vì vậy việc nghiên cứu, sáng tạo dựa trên mô tả của lịch sử để tạo nên chân dung Ngài là điều cần thiết để tôn vinh những di sản của văn hóa Việt.
Hình ảnh vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với những phẩm chất cao quý tốt đẹp gắn liền với lịch sử và những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian cần được coi trọng, nâng lên thành biểu tượng văn hóa của quốc gia. Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam ngày một nâng cao, nhu cầu quảng bá văn hóa giữa các vùng miền, giữa trong nước và thế giới tăng lên. Những biểu tượng văn hóa của Việt Nam nói chung và những biểu tượng về các danh nhân, anh hùng, các vị lãnh tụ chưa được phổ biến, so với nền văn hóa đồ sộ và có sức ảnh hưởng rộng như nước láng giềng, văn hóa của chúng ta trở nên bé nhỏ và nhạt nhòa vì chưa có những biểu tượng đại diện tiêu biểu. Người dân Việt có thể tôn thờ những vị thần thánh vay mượn từ các nền văn hóa khác với sức lan tỏa lớn qua văn học, sân khấu… một ví dụ điển hình như tục thờ, sưu tầm, trưng bày hình tượng “Bảy hư – Ba thực” về nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa là một minh chứng.
Tư tưởng “sính ngoại” và sự tự ti về truyền thống văn hóa của một quốc gia nhỏ bé cũng khiến chúng ta quay lưng lại với “Gia tài” lịch sử và văn hóa không hề nhỏ. Việc xây dựng hình tượng anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trở thành một kỷ vật được nhân dân tự hào sử dụng trong việc thờ cúng tại gia, trưng bày trang trọng, quảng bá giáo dục với thế hệ trẻ. Tôn vinh hình tượng Ngài là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam, tự hào về mảnh đất, con người, truyến thống Việt với bạn bè quốc tế về một Việt Nam địa linh nhân kiệt là hết sức cần thiết, đòi hỏi có sự triển khai, ủng hộ từ mọi ban ngành và là tâm nguyện của mọi con dân đất Việt.
Hình ảnh của Đức Thánh Trần được nhiều nhà điêu khắc, họa sỹ nghiên cứu và phát triển dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đa dạng trong kỹ thuật thể hiện, điều đó càng thể hiện về một vị anh hùng được mọi đối tượng tầng lớp nhân dân tôn thờ.
Circle Group là một tổ chức gồm các thành viên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển Mỹ thuật ứng dụng, tập hợp nhiều thành viên thuộc hội Mỹ thuật Việt Nam, hội Kiến trúc sư Việt Nam, hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam… Dưới sự tham gia cố vấn của nhiều giáo sư, nhiều nhà khoa học uy tín, Circle Group đã mạnh dạn đưa ra dự án làm Vật phẩm tượng Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Hội tụ đầy đủ những nét đẹp từ tạo hình cho tới ý nghĩa, tượng đài Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn tọa lạc trong khuôn viên hồ Vị Xuyên, trước quảng trường 3-2 và nhà văn hóa trung tâm tỉnh Nam Định của tác giả, họa sỹ – nhà điêu khắc Vương Duy Biên đã chính thức được Circle Group lựa chọn là nguyên mẫu cho Vật Phẩm Tượng Trần Hưng Đạo.
Đây là lần đầu tiên nhà điêu khắc Vương Duy Biên nhận lời tham gia dự án với cương vị là tác giả pho tượng đang đặt tại Quảng trường 3 tháng 2 (Thành phố Nam Định) với tiêu chí cụ thể của dự án là đưa vật phẩm đi vào đời sống, ông đã dành nhiều thời gian và cùng đội ngũ chuyên môn của Circle Group thu nhỏ tiêu bản, với cương vị là thứ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Nhà điêu khắc Vương Duy Biên rất bận rộn, nhưng ngọn lửa trong ông vẫn cháy, công việc được ông tham gia phần lớn đều sau 22h có hôm kéo dài đến 2, 3 giờ sáng. Thực sự là một điểm sáng để chúng tôi học tập
Lĩnh hội được tinh thần và thần thái của pho tượng cùng những chỉ dẫn của tác giả – nhà điêu khắc Vương Duy Biên đã ủy quyền cho Nhà điêu khắc Trần Văn Bình thực hiện việc phóng lớn pho tượng với kích thước phù hợp. Từ công đoạn đó việc chuyển thể sang chất liệu được ekip dự án triển khai với tinh thần làm việc nghiêm túc nhằm bám sát nhất với ý đồ của tác giả và theo nguyên mẫu đang đặt tại thành phố Nam Định.
Tượng đài được dựng năm 2000 nhân kỉ niệm 700 năm ngày mất của Ngài. Tượng cao 10.22m nặng trên 21 tấn, là tác phẩm đúc đồng giàu tính mỹ thuật, tay phải tượng cầm Cuốn thư với dụng ý của tác giả đề cao chữ “Trí”, tay trái Ngài “đặt” lên Đốc kiếm (tư thế tự vệ) chứ không “cầm” kiếm (tư thế nghênh chiến), điều này đề cao chữ “Nhân”, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của Trần Hưng Đạo nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Phác họa chân dung người anh hùng văn võ song toàn, tác giả đã đưa những hình ảnh mỹ thuật đặc trưng Việt Nam như chi tiết Ngài mặc áo vải, tóc búi quấn theo lối truyền thống, không mặc giáp trụ như hình ảnh các vị tướng các nước lân bang. Hình tượng Trần Hưng Đạo giản dị nhưng Tượng đài vẫn toát lên vẻ uy dũng, cùng thần thái trang nghiêm từ khuôn mặt cho tới tư thế, dáng vóc. Đó là một vị anh hùng đặc trưng của người Việt với tư thế mang thông điệp nhân văn hòa bình. Họa sỹ – nhà điêu khắc Vương Duy Biên còn dụng ý thể hiện hình ảnh Ngài đứng trước ngọn sóng với ý nghĩa thể hiện vị thế Tổng chỉ huy đứng “ Đầu sóng ngọn gió” của Ngài. Hệ thống cột đá gợi nhớ hàng cọc Bạch Đằng gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân Đại Việt thế kỉ XII – XIV.
Đây cũng chính là bức tượng được quần chúng nhân dân và nhiều cơ quan đoàn thể quyên góp kinh phí và lấy nguyên mẫu. Vào tháng 05 năm 2012, lễ đặt tượng Ngài đã được tổ chức tại đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) tượng bằng đá, cao 11m dựng ở sườn phía đông đảo, hướng nhìn ra biển phía Đông Nam.
Khác hẳn với những vật phẩm do làng nghề hoặc do các thợ thủ công thể hiện, hình tượng Hưng Đạo Đại Vương do Circle Group triển khai đáp ứng được tinh thần nguyên gốc của pho tượng chính, với tiêu chí rõ ràng, kích thước đa dạng vật phẩm văn hóa góp phần trong việc tôn vinh những giá trị của tổ tiên.
Vật phẩm hội tụ đủ những yếu tố: Tinh tế trong đường nét, tỷ lệ hài hòa cân đối, đặc biệt vật phẩm sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong công đoạn chế tác, đảm bảo một Vật phẩm đặc biệt. Chất liệu thân thiện môi trường, màu sắc đa dạng, tỷ lệ vừa phải phù hợp với mọi không gian, sử dụng cho mọi nhu cầu.
Tiêu chí:
Hướng tới lợi ích phát triển cộng đồng
Thông qua những sản phẩm mang tinh thần Việt
Với sự mệnh:
Phát huy văn hóa Việt
Tôn vinh giá trị Việt
Giá trị cốt lõi:
Người Việt giữ gìn Văn hóa Việt
Người Việt tự hào truyền thống Việt
Người Việt tôn vinh Bản sắc Việt
Triển khai: Hội Quán Di Sản.
Thực hiện: Điêu khắc vòng tròn và các cộng sự.
Sở hữu và phát hành: Cirlce Group