Tái lập di sản Đại Việt: Đem quá khứ tới tương lai 31/05/2021

TU DI TÒA THÍCH CA SƠ SINH THỜI LÝ

Trong 1 tháng (29/04 – 27/05/2021), Dự án “Đài đèn và Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý” của Sen Heritage đã được xã hội quan tâm. Đây là dự án số 2 của Sen Heritage trong chuỗi chương trình tái lập văn minh Đại Việt.

Đưa di sản vào đời sống

Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý là sản phẩm nghiên cứu phục dựng bằng công nghệ thực tế ảo từ các cứ liệu khảo cổ và sử liệu Hán Nôm. Từ công nghệ VR-AR, sản phẩm đã được phục dựng với tỷ lệ 1/1 (1,61m) và được đặt ở trung tâm pháp hội Tắm Phật 2021 trong Đại Lễ Phật Đản 2021 (PL.2565 – DL.2021) của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ.

Đại Lễ được truyền hình trực tiếp, và livestream trên hai fanpage: Butta và Truyền hình An Viên. Sau 1 ngày phát sóng đã có tổng số lượt view 164.000 lượt xem. Hội đồng Trị sự TW GHPGVN đánh giá cao đài tắm phật do Sen Heritage thực hiện.

Trong tương lai, “Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý” sẽ tiếp tục được lan tỏa với nhiều phiên bản khác nhau để đưa những di sản nghìn năm của Phật giáo Đại Việt đến với bà con Phật tử và những người yêu mến văn hóa Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Link Đại Lễ Phật Đản 2021: https://fb.watch/5Nd6AEqwgK/

Tắm Phật online – Nhân hai công đức

“Nghi lễ Tắm Phật online 2021” với hình tượng trung tâm là “Thích Ca sơ sinh thời Lý” đứng trên Tu Di tòa, đặt trong không gian của chùa Diên Hựu – Một Cột thời Lý do Sen Heritage thực hiện đã được Mạng Xã hội Butta chính thức sử dụng và lan tỏa rộng khắp trên cả nước cùng với chiến dịch “Tắm Phật online – nhân hai công đức” với thông điệp ý nghĩa: mỗi lượt tắm Phật tương ứng với 10.000 VNĐ ủng hộ cho quỹ phòng chống Covid-19.

Kết quả sau 10 ngày phát động đã có 20.000 lượt tắm Phật online, tương ứng 200 triệu đồng.

Chiều 27/5/2021 TWGHPGVN, Butta và Sen Heritage đã chính thức trao tiền ủng hộ trị giá 200 triệu cho đại diện TW MTTQVN.

Nghi lễ tắm Phật online 2021 là một sản phẩm công nghệ mang bản sắc Việt, do người Việt nghiên cứu, chế tạo, nhằm để thực hiện chủ trương số hóa di sản thời 4.0 đồng thời hỗ trợ xã hội trong việc phòng chống đại dịch Covid.

Sản phẩm có trị giá gần 100 triệu, đã được Sen Heritage thiện nguyện giúp TWGHPGVN phát động phong trào quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống Covid.

Link: Lễ Tắm Phật online 2021: https://vni.pro.vn/sen/phatdan/index.html

Sen Heritage – Khoa học và Văn hoá

Sen Heritage, dù chỉ là một nhóm hoạt động phi lợi nhuận, nhưng luôn xác định chủ trương lấy công nghệ làm phương tiện, khoa học làm nền tảng, văn hóa làm trung tâm, con người làm chủ thể. Từ những mảnh vỡ quá khứ, Sen Heritage đã đưa ra các giả thuyết khoa học, và chưng cất những giá trị văn hóa truyền thống để tái đầu tư vào đời sống văn hóa Việt Nam đương đại. Tiếng nói của Sen Heritage là tiếng nói của Khoa học của Văn hóa, thể hiện cụ thể qua Công trình nghiên cứu- Công nghệ ứng dụng- Sản phẩm tái lập.

Sản phẩm chính của Sen Heritage là các bản thiết kế công trình kiến trúc, các di sản văn hóa: điêu khắc, tượng pháp, các vật phẩm văn hóa, các sản phẩm khoa học thực tế ảo VR3D- thực tế tăng cường, Web app Tour360. Các sản phẩm này phục vụ công tác bảo tàng (trình bày thực tế ảo, thuyết minh), phục vụ giáo dục kiến thức lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhà trường, …áp dụng cho các chương trình, sự kiện, lễ hội quảng bá Di sản văn hóa Việt Nam, …

Lời tri ân

Dự án “Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý” đã được lan tỏa là nhờ có sự đồng hành của các nhà báo tại các cơ quan Truyền hình, truyền thanh và Báo chí.

Sen Heritage trân trọng cảm ơn các đơn vị đã xuyên suốt đồng hành cùng chúng tôi trong Dự án số 02 này!

Cụ thể:

– 6 Đài Truyền hình: 12 bản tin trên các kênh: VTV1 (5), VTV3 (1), AN VIÊN (2), VOV (1), Truyền hình Thông tấn (1), Quốc Phòng Việt Nam (1).

– 8 báo: 15 bài tin: Thể thao Văn hóa (5), Giác Ngộ (2), VOV Du lịch (1), Thanh Niên (1), Nhân Dân- Thời Nay (2), Bảo Tàng Lịch Sử (1), An Ninh Thủ Đô (1), Zing News (1).

– 14 bài trên các trang xã hội: Chùa Việt, Đại Việt Cổ Phong, …

Giới thiệu về Sen Heritage:

– Ban cố vấn khoa học: Nhà sử học Dương Trung Quốc, TS. TT. Thích Đức Thiện.

– Leaders & Cofounders của Sen Heritage: PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, VASS), Kiến trúc sư Đinh Anh Tuấn (CEO VNi, Holomia), Nhà Thiết kế Trần Thanh Tùng (CEO Hội quán Di sản).

– Các thành viên của Sen Heritage: Hiệu Sicula, Nguyễn Ngọc Duy, Lê Minh Quân, Lê Quang Huy, Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Quyết, Nguyễn Đức Quang, Phạm Minh Tùng, Nguyễn Nga, Khuất Đức Thiện, Nguyễn Huy Hoàng, Dương Tử Quỳnh, Chử Long Hải, Tùng Tiktok, Nguyễn Ngọc An, Hà Hữu Thanh, …

Trân trọng cảm ơn!

Sen Heritage – Tái lập Văn Minh Đại Việt

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?