Chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm khắc gỗ ở ngôi đền tuổi đời 3 thế kỷ: Đền Rậm 13/09/2017

Nhà nghiên cứu di sản văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền đánh giá về tính chất mạng chạm Đền Rậm “như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII”. Tất cả mảng chạm khắc ở Đền Rậm là “những bức tranh nghệ thuật tuyệt vời” bởi sự tinh xảo và tỉ mỉ hiếm có.

Đền Rậm (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An) được xây dựng vào năm 1831, hoàn thành vào năm 1832, sửa chữa lần gần đây nhất vào năm 1922, gồm có Đền Rậm trong và Đền Rậm ngoài. Ngôi đền là nơi hợp tự thờ các nhân vật lịch sử có công với đất nước, nhân dân như Lê Lôi (Lê Lư), Nguyễn Quang Hợp hay các thiên thần như Cao Sơn, Cao Các…

Theo các nhà nghiên cứu thì kiến trúc Đền Rậm trong và Đền Rậm ngoài là một trong những mẫu mực điển hình phong cách kiến trúc dân gian cổ truyền. Kết cấu kiến trúc của các tòa đền thể hiện tính khoa học, tạo nên những bộ vì kèo, bộ khung chắc khỏe chịu được lực phù hợp với khí hậu vùng miền Trung. Các chi tiết kiến trúc trên được liên kết với nhau trên cơ sở kỹ thuật mộc truyền thống theo không gian ba chiều. Chính vì vậy, đã tạo cho các tòa đền có một dáng vẻ đồ sộ nhưng vẫn giữ được nét thanh thoát mà chắc chắn.

Đền Rậm được chạm trổ công phu, nhiều mảng chạm thể hiện trên cùng một thân gỗ có độ kênh tương đối lớn, với nhiều chi tiết được kết hợp giữa bong kênh và lộng nét chạm tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ở các vì kèo, các đường xà, cốn, đầu dư, đầu bẩy… đều được chạm trổ thể hiện nhiều đề tài phong phú như: cá vượt vũ môn, cá chép hóa rồng, lưỡng long triều phúc, mai hóa long ly… Tất cả các mảng chạm đều là những bức tranh nghệ thuật tuyệt vời, những điển tích sinh động đã được các nghệ nhân chạm khắc trên gỗ với những đường nét lưu loát, tinh xảo đến mức cao nhất để tạo nên những bức tranh sinh động tránh được sự thô kệch nặng nề.

Nhìn chung có thể nói, chạm khắc ở đền Rậm, đặc biệt là đền Rậm trong là một sự thao diễn kỹ thuật nghề mộc một cách tinh tế của nghệ nhân có nghề nghiệp rất cao. Đền Rậm là di tích còn nối được nghệ thuật đình làng tưởng như đã “chấm dứt” cuối thể kỷ XVII ở Bắc Bộ.

Nhà nghiên cứu di sản văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền trong tác phẩm “Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt” đã đánh giá về kiến trúc nghệ thuật Đền Rậm: “Trước thế kỷ này (thế kỷ XIX – PV) , hạn hữu mới có hiện tượng vật nọ che khuất vật kia nhất là về đề tài người. Thì tới Đền Rậm quy luật phối cảnh tự nhiên đã được ít nhiều quan tâm để gần gũi với ngoại cảnh… Tính chất của mạng chạm như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối XVII”.

Năm 2008, Đền Rậm được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Trải qua bao thăng trầm biến cố, Đền Rậm đang chịu sự tác động khủng khiếp từ thời gian, khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, tuy nhiên, nghệ thuật chạm khắc ở ngôi đền gần 300 năm tuổi này vẫn có sức lay động lòng người mỗi khi đến chiêm bái và thưởng lãm.

Một số hình ảnh đặc trưng trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Đền Rậm:

Đền Rậm được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX...
Đền Rậm được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX…
... với nghệ thuật chạm khắc gỗ hết sức tinh xảo.
… với nghệ thuật chạm khắc gỗ hết sức tinh xảo.
Các vỉ kèo của Đền Rậm trở thành các bức tranh sống động...
Các vỉ kèo của Đền Rậm trở thành các bức tranh sống động…
... với đường nét chạm khắc tỷ mỉ và tinh xảo.
… với đường nét chạm khắc tỷ mỉ và tinh xảo.
Hình tượng cá chép hóa rồng...
Hình tượng cá chép hóa rồng…
... hay hình tượng con rồng đầy uy nghi.
… hay hình tượng con rồng đầy uy nghi.
Tính chất mạng chạm của Đền Rậm được đánh giá như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối XVII.
Tính chất mạng chạm của Đền Rậm được đánh giá “như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối XVII”.
Hình ảnh rùa cõng sách như một ước vọng về sự học của người dân nơi đây.
Hình ảnh rùa cõng sách như một ước vọng về sự học của người dân nơi đây.
Chạm khắc ở đền Rậm là một sự thao diễn kỹ thuật nghề mộc một cách tinh tế của nghệ nhân có nghề nghiệp rất cao.
Chạm khắc ở đền Rậm là một sự thao diễn kỹ thuật nghề mộc một cách tinh tế của nghệ nhân có nghề nghiệp rất cao.
Mặc dù đang chịu tác động dữ dội bởi sự khắc nghiệt của thời tiết, thời gian... nhưng những bức chạm khắc ở Đền Rậm vẫn giữ được vẻ đẹp đạt đến trình độ nghệ thuật cao.
Mặc dù đang chịu tác động dữ dội bởi sự khắc nghiệt của thời tiết, thời gian… nhưng những bức chạm khắc ở Đền Rậm vẫn giữ được vẻ đẹp đạt đến trình độ nghệ thuật cao.

Hoàng Lam

Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/chiem-nguong-nghe-thuat-cham-khac-go-o-ngoi-den-tuoi-doi-3-the-ky-20160305162752523.htm

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?