Triển lãm mỹ thuật “Di sản Việt Nam – Góc nhìn mới” 29/03/2018

Chiều ngày 5/11/2016, tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ – 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra buổi tọa đàm “Giá trị bảo vật Quốc gia –  tượng A –  di – đà chùa Phật tích”. Buổi tọa đàm do Hội Quán Di Sản và Circle Grup dưới sự phối hợp và bảo trợ của Hội sử học Việt Nam, Liên hiệp Club UNESCO Hà Nội, tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu được phục dựng, mô phỏng, thiết kế từ những bảo vật Quốc gia, những hiện vật tiêu biểu của các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tượng A –  di – đà chùa Phật tích – Giá trị bảo vật Quốc gia

Chùa Phật tích còn được gọi là chùa Vạn Phúc, đây là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý (1010 – 1225) lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật tích được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa tại Quyết định số 313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa và được Thủ Tướng Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) ký và xếp hạng 62 Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật tích được xây dựng vào năm (1057) dưới thời vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) chùa được xây nhiều tòa ngang dãy dọc. Cũng trong năm đó, vua Lý Thánh Tông còn cho xây dựng Tháp Báo Thiên 12 tầng cao đến 20 trượng (ngày nay thuộc khu đất mé đông hồ Hoàn Kiêm, Hà Nội). Và đích thân nhà vua sáng lập ra Thiền Phái Thảo Đường chủ truong gắn với đạo, gắn với đời, cứu khổ cứu nạn, xuất thế để nhập thế.

Năm  Bính Ngọ 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A – di đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật tích.

Tượng A – di – đà được đặt trên một bệ sen bằng đá, tòa sen được đặt trên bệ đá hình Bát giác với nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo. Bệ sen được tạo hình bởi các đóa sen nở với hai tầng cánh; tầng trên chạm đôi rồng, bệ bát giác, các họa tiết trang trí được chạm khắc cả bề mặt, mặt bên của cả hai tầng đều chạm khắc hình hai con rồng vờn nhau ẩn hiện trong mây. Mặt trên của tầng diềm được chạm những chùm hoa dây mềm mại, cuống hoa thì có nhiều người leo trèo. Còn mặt dưới là hình sóng nước cách điệu. Tác phẩm đạt đến trình độ tuyệt mỹ.

Hiện nay chùa Phật tích chính là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, được giới nghiên cứu và các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm và tìm hiểu, và điều đặc biệt được quan tâm nhất đó chính là báu vật của ngôi chùa “Tượng Phật A – di – đà”.

Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “Ngày nay việc gọi tên tượng phật chùa Phật tích chưa có sự thống nhất, theo Bezacieer cùng nhà sử học Trần Trọng Kim gọi là tượng A – di – đà. Còn theo Gs Trần Lâm Biền và nhà nghiên cứu Nguyễn Du Chi gọi là Thích Ca Mầu Ni; và cũng theo kiến giả của Nguyễn Anh Tuấn thì đây chính là Tì nô giá na phật (Đại Nhật Như Lai mahavairocaina) nằm ở vị trí trung tâm Mandala, đồng nghĩa với tên húy Nhật Tôn của vua Lý Thánh Tông (nhà Lý thường đạt tên theo ý nghĩa Phật giáo). Nhìn chung là có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng đa số đều gọi đó là tượng A – di – đà.

Tượng A – di – đà được đạt trên một bệ sen bằng đá, tòa sen được đặt trên bệ đá hình Bát giác với nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo. Bệ sen được tạo hình bởi các đóa sen nở với hai tầng cánh; tầng trên chạm đôi rồng bê bát giác, các họa tiết trang trí được chạm khắc cả bề mặt, mặt bên của cả hai tầng đều chạm khắc hình hai con rồng vờn nhau ẩn hiện trong mây. Mặt trên của tầng diềm được chạm những chùm hoa dây mềm mại, cuống hoa thì có nhiều người leo trèo. Còn mặt dưới là hình sóng nước cách điệu. Tác phẩm đạt đến trình độ tuyệt mỹ.

Công trình xây dựng để đời của vua Lý Thánh Tông

Như chúng ta đã biết chùa Phật tích được xây dựng vào năm Đinh Dậu 1057 (theo Đại Việt sử ký toàn thư) dưới thời vua Lý Thánh Tông, ông là một vị Hoàng đế được sử sách đánh giá ngợi ca là minh quân trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Dưới thời vua Lý Thánh Tông, nhà vua đã cho truyền bá giáo lý đạo Phật, và xây dựng sửa sang rất nhiều chùa chiền. Ngoài ra, vào năm Canh Tuất 1070 vị vua này còn cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám (để thờ Khổng Tử nhằm khuếch trương Nho giáo, khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí.

Đánh giá về vua Lý Thánh Tông, sử gia Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết: “Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sỹ, hậu lễ dương liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng được gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức xây Tháp Báo Thiên phí của dân, làm cung Dâm Đàn, đó là chỗ kém”.

Một việc làm hết sức ý nghĩa

Giao lưu văn hóa thường diễn ra hai chiều, những di sản quý báu của Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc ta, cần được quảng bá rộng rãi ra thế giới. Và với mong muốn giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hàm chứa giá trị văn hóa, nhằm tôn giá trị tinh thần, tự hào những di sản của tiền nhân để lại, Hội Quán Di Sản và Circle Grup dưới sự phối hợp và bảo trợ của Hội sử học Việt Nam, Liên hiệp Club UNESCO Hà Nội đã đứng ra tổ chức buổi tọa đàm về: “Giá trị bảo vật Quốc gia – Tượng A – di – đà chùa Phật tích” là một việc làm hết sức ý nghĩa đáng được trân trọng biết bao.

Nguyễn Văn Vương

Nguồn: http://vanhien.vn/news/trien-lam-my-thuat-%E2%80%9Cdi-san-viet-nam-%E2%80%93-goc-nhin-moi%E2%80%9D-48444

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?