Bức tượng Phật A Di Đà hiện đang được lưu giữ tại Chùa Phật Tích – Bắc Ninh được coi là một tuyệt tác về điêu khắc tượng tại Việt Nam, được mệnh danh là “Pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại”. Tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Theo hồ sơ Bảo vật Quốc gia – Bộ VHTT&DL thì tượng Phật A Di Đà được tạc từ đá xanh nguyên khối có niên dại từ thời Lý (1057). Tượng có kích thước: cao: 2,1m; rộng: 2,87cm, bệ tượng cao: 0,80m, chu vi bệ: 5,92m. Niên đại: Thế kỷ XI. Giá trị tiêu biểu: Tượng Phật A Di Đà là pho tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất, đẹp nhất của Việt Nam được biết đến nay. Tiếu tượng và hoa văn trang trí trên bệ tượng phản ánh nghệ thuật bản địa và chứng minh sự m�� đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung. Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, là thông điệp của thời Lý để lại cho muôn đời sau. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật như vậy, pho tượng Phật A Di Đà trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Bảo vật Quốc gia – Tượng phật A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích. Ảnh internet
Thượng toạ Thích Đức Thiện – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam,Trụ trì chùa Phật Tích, nhận định: “Tượng Phật A Di Đà mang phong cách nghệ thuật đặc trưng của thời Lý, trong mối giao lưu, tiếp biến văn hóa với các trường phái của Ấn Độ và trường phái Lục Triều, Trung Quốc. Theo tôi, đó là trường phái nghệ thuật Phật Tích, bởi sự lan tỏa của nó trong văn hóa Việt Nam”. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tượng A Di Đà là hiện vật lịch sử gắn liền với đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ rất sớm. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo nói riêng và nền tạo hình Việt Nam nói chung.Cũng tinh thần đó, nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân cho rằng với tượng A Di Đà ở Phật Tích, mỹ thuật Việt Nam đã có được vẻ đẹp cổ điển, về chất cũng như về lượng, nó vừa vặn, thăng bằng với nhân cách dung dị và bác ái của làng xã và dân tộc.
Một bảo vật biểu hiện cho nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất trải qua bao biến cố rất may vẫn còn gần như nguyên vẹn minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng.
Với những ý nghĩa đó, dưới sự bảo trợ của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, sự chấp thuận của chùa Phật Tích, ông Trần Thanh Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết kế Vòng Tròn (thành viên của Circle Group – trực thuộc liên hiệp Club Unesco Hà Nội) đã thành lập một tổ tư vấn đặc biệt tổng hợp mọi thông tin đượcxác nhận có cơ sở, đối chiếu và căn cứ vào nhiều tài liệu để tìm ra được tỉ lệ chuẩn bám sát với hiện vật gốc, đồng thời hoàn chỉnh định vị là kích thước chuẩn của tòa sen, xác định được bệ đá là hình đôi sư tử có niên đại phù hợp với lịch sử ghi chép và tương quan về thẩm mĩ.
Đội ngũ thiết kế đã trải qua 6 tháng củng cố tư liệu, so sánh đối chiếu, tạo dựng maket trong 3 tháng, 3 tháng tạo hình trên đất nặn chuyên dụng và 6 tháng để hoàn thiện phiên bản 12cm với tiêu chí bám sát và thể hiện đúng tinh thần và thần thái theo pho tượng nguyên mẫu đang đặt tại tòa Tam Bảo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Phiên bản bảo vật được thực hiện với mong muốn phát quang, quảng bá di sản của tổ tiên đến với cộng đồng. Mặc dù được phục dựng với kích thước chỉ cao 12cm, nhưng tượng đã thể hiện được hàng nghìn chi tiết với độ tinhxảo hiếm thấy như hình tượng sóng thủy ba (đế tượng) biểu hiện cho nhân sinh quan phật giáo (tỏa tu di) đôi sư tử thực sự tinh tế, 42 đôi rồng với hình dáng khách nhau tạo thành tòa sen và bệ sen, thần thái pho tượng dáng ngồi thanh thản tự tại…
Khuôn mặt tượng mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hoá với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo. Những quý tướng của Phật được thể hiện rất rõ như tóc xoắn ốc, đỉnh đầu có nhục kháo nổi cao, cổ cao ba ngấn, dái tai dài chạm xuống vai. Thân hình cân đối thanh thoát, mình mặc pháp y với hai lớp áo, các nếp được gợi tả rất khéo bằng lối chạm mỏng, mượt mà, mềm mại kiểu áo dính ướt. Chính những nếp áo chảy mượt này đã khiến cho pho tượng mang ít nhiều chất nữ tính. Chất nữ tính này còn được tôn thêm bởi lớp áo vân kiên phủ vai hình lá sen. Lớp áo, cách tạc vừa có tác dụng để lộ ra thân hình thon dài của tượng nhưng đồng thời cũng tạo ra những điểm nhấn, độ dừng của mắt trên một tỷ lệ khá dài từ vai đến khuỷu tay. Đặc biệt vết hõm giữa tay và mình tượng khiến cho tượng tuy có vẻ đồ sộ nhưng vẫn thanh thoát mềm mại. Điểm nhấn cuối cùng là đôi bàn tay kết ấn tam muội được chạm khắc rất công phu. Tay trái đặt trên lòng bàn tay phải, hai ngón cái chạm khít nhau đặt giữa lòng đùi khiến cho pho tượng được khép lại trong một khối tĩnh. Đứng về mặt tạo hình mà nói thì đôi tay này cũng là điểm vừa chặn vừa buông những nếp áo tạo nên những sự chuyển động vừa lan toả vừa hướng tâm.
Trải qua các công đoạn từ chỉnh lý hồ sơ, tổng hợp tư liệu, thiết kế đồ họa, tạo hình điêu khắc, triển khai đúc bằng kỹ thuật đúc tiên tiến nhất hiện nay trong kỹ thuật chế tác kim hoàn (đúc khí trơ liên hoàn) phiên bản 12cm bằng Bạc (97%) lần đầu tiên hoàn thiện khép kín, toàn bộ được thực hiện bằng khả năng và kỹ thuật của người Việt Nam.