Như các bạn đã biết, ngày 29 – 31/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Mỹ kể từ khi hai nước có Ban Lãnh đạo mới.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện, được xác lập năm 2013, tiếp tục phát triển hiệu quả và thực chất trên cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, là sự tiếp nối chuyến thăm Mỹ năm 2015 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bối cảnh Mỹ còn đang tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy chính quyền và điều chỉnh ưu tiên chính sách đối nội và đối ngoại, nhất là trong kinh tế – thương mại, có thể nói chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt kết quả toàn diện, đáp ứng mục đích đề ra, thể hiện cụ thể như sau:
Hai bên đã ra Tuyên bố chung, nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện theo hướng thực chất, hiệu quả, bền vững vì lợi ích của hai nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ thăm song phương Việt Nam nhân dịp dự Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng được đánh giá cao tại Quỹ Di sản, khẳng định Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ.
Hợp tác kinh tế là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm. Hai bên nhất trí ưu tiên hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư theo hướng hiệu quả và đôi bên cùng có lợi, tiếp tục coi đây là trọng tâm và động lực của quan hệ nói chung, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác, làm ăn. Trong chuyến thăm đã diễn ra hai cuộc toạ đàm doanh nghiệp ở Thủ đô Washington và thành phố New York, thu hút nhiều nhà đầu tư tài chính lớn của Mỹ. Một loạt các thoả thuận kinh tế lớn đã được doanh nghiệp hai bên ký kết với trị giá hơn 10 tỷ đô la, góp phần tạo việc làm và tăng trưởng ở cả hai nước.
Vật phẩm ý nghĩa – Đèn Hoa Kỳ được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tặng đến người đứng đầu tòa Bạch ốc được coi là biểu tượng cho mối quan hệ và đối ngoại kinh tế giữa hai quốc gia Việt – Mỹ trong lịch sử. Gắn kết mối quan hệ bền vững dựa trên nền tảng đôi bên cùng có lợi, mở rộng giao thương và mong muốn quan hệ Việt – Mỹ bền chặt và cùng tiến về phía trước.
” Ý nghĩa, có tính lịch sử, thể hiện tinh thần mở rộng giao thương, phát triển bền vững, củng cố mối quan hệ ngoại giao kinh tế đôi bên cùng có lợi, thể hiện sự giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc…” đó chính là thông điệp mà chiếc đèn Gốm mang đến nước Mỹ trong chuyến đi này. Mời các bạn cùng xem qua vật phẩm thú vị trên.
Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam phát màu ở nhiệt độ 1250 °C. Đầu thế kỉ 17 người Bát Tràng dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (thuộc Bích Nhôi, Kinh Môn, Hải Dương) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn.
Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu “nhỏ tro to đàn”.
Chính vì đặc điểm độc đáo trên Bát Tràng trở thành một địa điểm quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước nghé qua mỗi dịp đến thủ đô Hà Nội, trải qua thời gian và sự phát triển của nhau cầu đời sống, bên cạnh những giá trị độc đáo tạo thành thương hiệu Bát Tràng – cũng như bao làng nghề khác. Bát Tràng giờ đây cũng đổi mình, chuyển đổi cơ cấu từ thủ công sang bán thủ công, rồi chuyển dịch sang nền sản xuất công nghiệp nhằm phát triển và gia tăng sản lượng và tiến tới những sản phẩm ĐẸP & giá cả hợp lý, việc nghiên cứu và thể nghiệm từ thiết kế đến màu sắc để đưa vào vật phẩm chiếc đèn HOA KỲ không nằm ngoài quá trình đó, MÀU ĐỎ TƯƠI trong sản xuất gốm sứ Bát Tràng vẫn còn khá xa lạ, nhưng đó là màu của quốc kỳ Việt Nam do đó là một thách thức không nhỏ đối với quá trình Chế tạo men,Tráng men, Sửa men… rồi trên một diện tích rất hạn chế phải thể hiện được quốc kỳ của nước bạn (cờ Mỹ). Không phải như hội họa hay in ấn công nghiệp. Nghề Gốm là cuộc “chơi” với lửa. Cũng có thể ngay từ mẻ nung đầu tiên sẽ cho ra lò những sản phẩm đạt được ý đồ của nhà sản xuất, nhưng thất bại là điều khó tránh khỏi.
Quá trình triển khai vật phẩm đèn Hoa Kỳ không ngoại lệ trong quy luật đó, rất nhiều phiên bản đạt được Dáng thì hỏng Men, được màu Men nọ thì hỏng màu Men kia, chỉ là mẫu vật rất khiêm tốn nhưng chứa đựng cả một thông điệp có tính lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ của 2 quốc gia. Việc làm đi làm lại với rất nhiều giải pháp, rồi các phụ kiện đi kèm vật phẩm, họa tiết trang trí bằng Đồng thúc, bộ chuyển động của đèn dầu, thông phong (bóng đèn) đều đòi hỏi xuất xứ Việt Nam… thời gian, kính phí và rất nhiều yêu cầu từ văn phòng chính phủ, sau đó là phía được nhận. Nguyên tắc quan hệ ngoại giao phía Tặng và phía Nhận đều phải đưa ra những yêu cầu, đáp ứng được yêu cầu thì mới tiến hành TRAO & NHẬN.
Hộp sơn mài đựng vật phẩm cũng là một câu chuyện thú vị, bởi quá trình sản xuất hộp và những thông tin, quy phạm, yêu cầu của văn phòng chính phủ, nên việc duyệt nội dung phải trải qua nhiều công đoạn. Lưu ý: thời gian là vấn đề mấu chốt, bởi mọi việc đều diễn ra khẩn trương và rất căng thẳng bởi người duyệt cuối cùng là THỦ TƯỚNG.
Thuyết minh vật phẩm được viết ngắn gọn xúc tích, sau đó chuyển sang cho văn phòng bộ ngoại giao dịch sang tiếng anh, quay trở lại để thiết kế, trình bày, rồi Thủ tướng là người duyệt cuối cùng về nội dung, sửa thì công việc lại quay trở lại từ đầu. Một vật phẩm nhỏ nhưng chứa đựng bao thông điệp giá trị vì thế mọi việc được triển khai hết sức thận trọng. Sau khi người đứng đầu chính phủ ta chấp thuận, phần hình ảnh và thuyết minh vật phẩm sẽ được gửi sang bộ phận văn hóa của nước nhận để họ chuyển thông tin đến người đứng đầu nhà Trắng. Đợi và xác nhận sự phản hồi (ĐỒNG Ý hoặc không ĐỒNG Ý) …
Trải qua nhiều công đoạn từ việc viết nội dung ý tưởng, thiết kế, trình duyệt thiết kế, sửa, bổ xung, triển khai sản xuất sản phẩm chính, các phụ kiện hỗ trợ, bao bì, nội dung thuyết minh, hoàn thiện và rất nhiều thủ tục khác… cuối cùng vật phẩm chính thức được lựa chọn – câu chuyện kết thúc có hậu bởi quá trình thực hiện là tâm sức của một tập thể không chỉ phía người tặng mà cả phía nước bạn. Đèn Hoa Kỳ được coi là biểu tượng cho mối quan hệ và đối ngoại kinh tế giữa hai quốc gia Việt – Mỹ ” là thông điệp quan trọng nhất trong chuyến thăm chính thức của người đứng đầu chính phủ Việt Nam đến Hoa Kỳ