Quan Âm Tọa Sơn chùa Hương – Giá trị độc đáo và nổi bật 15/03/2021

Chùa Hương – di tích quốc gia đặc biệt, quần thể danh lam thắng cảnh và tín ngưỡng được nhiều người biết đến. Ngoài những giá trị về thắng cảnh, không gian đa dạng, hàm chứa những sự tích mang yếu tố tín ngưỡng và nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị, Chùa Hương còn tự hào là “NAM THIÊN ĐỆ NHẤT ĐỘNG” với sự hiện diện pho tượng độc đáo, có giá trị nổi bật là pho tượng đá Quan Âm Tọa Sơn (một trong 33 hình tướng của đức Quan âm)

Theo minh văn khắc trên tấm bia đá vuông trong động Hương tích miêu tả, pho tượng Quan Âm Tọa Sơn do võ quan Nguyễn Huy Nhật (tước Nhật Quan Hầu), và vợ là Nguyễn Thị Huệ chỉ đạo tạc và cung tiến năm Quý Sửu (1793) thời Tây Sơn (Cảnh Thịnh năm thứ hai). Pho tượng được tạc bằng đá xanh, với phong cách tạc tứ diện (kĩ bốn mặt) pho tượng mang phong cách tạo hình thế kỉ 18.

Pho Quan Âm Tọa Sơn tại động Hương Tích – chùa Hương

Tại động Hương Tích cũng như ở chùa Hương – Pho tượng Quan Âm Tọa Sơn được coi là pho tượng có giá trị nhất về lịch sử và giá trị nghệ thuật, tiếp nối được kĩ thuật tạc tượng trên đá, làm chủ được khả năng xử lý đặc tính của đá xanh (một chất liệu được người Việt sử dụng trong các pho tượng đá). Quán Âm Tọa Sơn là một trong 33 thị hiện của Bồ Tát Quán Thế âm (Avalo-kitesvara). Tượng có dáng người thon thả, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn đầu đội mũ Tì Lư, nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng cũng có hai món tóc buông xuống tà áo mềm mại. Chỗ ngồi là một tảng đá xù xì, lại cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật là thoải mái. Tay trái cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa sen dưới chân, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động, bên cạnh tay trái (vị trí tì tay) có 1 lỗ mộng vuông 3cm x 3cm (vị trí đặt bình cam lộ?) độc đáo và hiếm thấy ở các pho tượng Quan âm Tọa sơn thường thấy. Đi cùng pho tượng là cặp chân đèn đá với hình tượng “Trúc hóa Long”, thể hiện sự đăng đối nhưng không lặp lại. Hai chân đèn “Trúc hóa Long” được nghệ nhân xưa tinh tế thể hiện sự tiến hóa của cây Trúc, phía dưới nhìn rõ hình ảnh của đầu Rồng, phần đuôi vuốt ngược lên trên vị trí đặt nến (hoặc đèn dầu lạc) là phần rễ xòe ra tạo thành hình ảnh đầu rồng cách điệu với chồi búp măng non.

Circlegroup được trực tiếp tiếp cận và tìm hiểu nhiều thông tin quý giá về pho tượng tại động Hương Tích. Trải qua một quá trình dài từ nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các chi tiết bị biến dạng (thất lạc) do thời gian, phiên bản Quan âm tọa sơn 28cm với nhiều chất liệu sẽ được ra mắt trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Quán Di Sản (một thành viên trực thuộc Circlegroup)

Phiên bản Quan Âm Tọa Sơn do Circlegroup chế tác – phát hành chính thức vào ngày 05.04.2021

Quan Âm Tọa Sơn chế tác bởi Circlegroup, phát hành bởi Rồng Vàng Thăng Long, chọn lọc những nét đẹp của nguyên bản, thiết kế tinh xảo, kích thước nhỏ nhưng vẫn trọn vẹn đầy đủ với bộ chân đèn “Trúc hóa Long”. Vật phẩm được phát hành với sứ mệnh “Tôn vinh bản sắc Việt – tự hào truyền thống Việt“, đưa di sản của tiền nhân vào đời sống góp phần quảng bá, phát huy những giá trị của tiền nhân, thỏa nguyện nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tín ngưỡng của đông đảo người Việt, khi nhiều năm qua phải sử dụng các sản phẩm nhập khẩu từ một số nước đồng văn.

Ngoài thể hiện chất liệu đúng với nguyên gốc của bộ tượng, Circlegroup còn bổ sung các chất liệu: màu Gốm, Mạ Đồng, Đồng… đáp ứng mong đợi của nhiều người và phù hợp với mọi hoàn cảnh cũng như không gian của đời sống đương đại.

Cũng trong dịp phát hành chính thức này, Circlegroup dành tặng 100 vị khách hàng đầu tiên vật phẩm đốt trầm bằng đồng (Liên tỏa có giá trị 450k). Để sở hữu bộ tượng Quan Âm Tọa Sơn (cao 28cm) và biết thêm nội dung phát hành, quý khách có thể liên hệ theo địa chỉ:

Hội Quán Di Sản

Địa chỉ:       Tầng 4 – Nhà xuất bản Thế giới – Số 46 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline:       0912 215 973 (Tư vấn bán hàng) – 0913 043 839 (Tư vấn chuyên môn)

Fanpage:   Hội Quán Di Sản: https://www.facebook.com/HoiQuanDiSan/

Rồng Vàng Thăng Long:  https://www.facebook.com/rongvangthanglong/

Website:      http://rongvangthanglong.vn

———————–

*THÔNG TIN THÊM VỀ QUAN ÂM TỌA SƠN:

Trong truyện dân gian Việt Nam, có chuyện thơ Nam Hải Quan Âm được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, ngày nay nhiều người thuộc, kể về một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ:

“ Chân như Đạo Phật rất mầu

Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân

Hiếu là độ được bản thân

Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài

Thần thông nghìn mắt nghìn tay

Cũng trong một điểm linh đài mà ra

Rằng trong bể nước Nam ta

Chùa Hương có đức Phật Bà Quan Âm”.

Truyền vào đời vua Diệu Trang Vương ở nước Hùng Lâm, vua không có con để kế vị ngai vàng, bèn đến một ngôi chùa làm lễ cầu tự. Lòng thành của nhà vua khiến Thiên Đế cảm động cho ba linh hồn đầu thai làm con gái của Diệu Trang Vương. Hoàng hậu nước Hùng Lâm mang thai sinh được ba người con gái đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện. Thời gian qua đi, các công chúa dần lớn khôn. Vì không có con trai nối ngôi nên nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng sẽ được rể tốt để nhường ngôi báu. Hai người rể đều là những kẻ tham lam nên không có xứng đáng để nhà vua nhường ngôi. Vua mong muốn công chúa thứ ba lấy được chồng có tài, có đức để nối ngôi, gìn giữ cơ nghiệp. Nhưng công chúa Diệu Thiện mặc dù vô cùng xinh đẹp lại một mực cự tuyệt không muốn xuất giá mà muốn xuất gia đi tu. Công chúa tìm đến chùa Bạch Tước ở gần hoàng cung để tu hành. Vua biết chuyện, bèn đuổi hết các sư ra khỏi chùa, rồi cho phóng hỏa đốt chùa Bạch Tước. Không muốn chùa bị cháy, công chúa cắt tay chảy máu và vùng lên trời. Ngọc Hoàng thương cảm, liền biến những giọt máu đỏ thành mưa dập tắt lửa. Việc làm của nàng khiến cho nhà vua càng tức giận, sai quan quân đưa ra pháp trường xử chém. Ngọc Hoàng sai thần núi Hương Tích hóa thành mãnh hổ biến thành trận cuồng phong tối tăm, rồi lao ra cảnh ngàn công chúa chạy lên mây vượt ngàn dặm. Công chúa ngất đi, khi tỉnh dậy thấy một mình, ở giữa chốn rừng xanh. Đang lúc ngơ ngác thì thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa cương quyết từ chối. Người nam nhi đó chính là Đức Phật Tổ Thích Ca Như Lai linh hiện để thử lòng dạ Công chúa. Thấy sự kiên định của Diệu Thiện, Phật đưa cho công chúa một quả đào ăn đường và chỉ cho đường vào động Hương Tích tu hành:

“ Đức Phật mới chỉ đường tu

Rằng có một chùa tại Hương Tích Sơn

Gần bể Nam Việt thanh nhàn

Sang tu chốn ấy sẽ toàn viện thành

Núi cao ngân ngất mịt mù

Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây

Trên thì năm sắc tầng mây

Dưới thì bể nước trong vầy như gương

Cá chim châu tại tỉnh đường

Hạt thường hiếm quả, hươu thường dâng hoa”.

Công chúa Diệu Thiện tu hành khổ hạnh ở động Hương Tích, nước Đại Việt sau 9 năm thì đắc đạo, được chư Phật ấn chứng là Bồ Tát Quán Thế Âm, còn gọi là Bà Chúa Ba. Nghe tin cha mẹ và các chị em bị yêu quái hãm hại đất nước rối ren. Bà Chúa Ba vội trở về chữa bệnh cho cha. Bà đã tự chặt tay, khoét mắt cứu được nước Hưng Lâm. Qua cơn bịnh lửa cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương, phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện. Sau khi vua cha khỏi bệnh, bà quay lại động Hương Tích để tu hành. Đất nước Hưng Lâm trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là công chúa thứ ba. Cả nhà khi thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tai mắt thì rất đau lòng. Nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng thành của cả gia đình, Ngọc Hoàng hóa phép cho bà  được trở lại lành lặn như xưa. Bà Chúa Bà được Ngọc Hoàng sắc phong là: đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, Nam Mô Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát, giao làm chủ đạo tràng Hương Tích Sơn. Đến nay, dân gian còn lưu truyền câu thơ:

“ Rằng trong bể nước Nam ta

Chùa Hương có đức Phật Bà Quan Âm ”.

Động Hương Tích là nơi trác tích tu hành của Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện, là tạo nên niềm tin tưởng trong lòng người dân Việt Nam. Người ta tin rằng, nơi đâu chúng sinh mắc nạn, Bồ Tát Quán Thế Âm Diệu Thiện ở chùa Hương cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ.  Cả triệu người hành hương về Hương Tích mỗi năm chính là minh chứng cho niềm tin ấy.

 

 

* Bài viết tham khảo, tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn

Bài viết liên quan:

Quan Âm Tống Tử hay hình tượng Mẹ Hiền trong văn hóa tín ngưỡng Việt

Tag :

X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?